Mới đây, Bộ Viễn thông Ấn Độ (DoT) đã đồng ý cho phép các nhà khai thác di động như Reliance Jio, Bharti Airtel, Vodafone Idea và MTNL tiến hành thử nghiệm công nghệ 5G.
Theo đó, Ấn Độ sẽ cho phép các nhà khai thác di động thực hiện thử nghiệm công nghệ 5G với các nhà sản xuất thiết bị bao gồm Ericsson, Nokia và Samsung. Điều này cho thấy các nhà cung cấp mạng viễn thông có trụ sở tại Trung Quốc như Huawei và ZTE sẽ không tham gia thử nghiệm 5G ở Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ có thể cấm các công ty Trung Quốc tham gia triển khai các dịch vụ 5G tại nước này. |
Bộ trưởng Bộ Viễn thông Ấn Độ - ông Anshu Prakash cho biết: “Việc thử nghiệm sẽ giúp rút ngắn thời gian giữa phiên đấu giá phổ tần và triển khai các mạng 5G.
Trước đây, việc thử nghiệm thường diễn ra sau các phiên đấu giá phổ tần, tuy nhiên, bây giờ chúng tôi cho phép việc thử nghiệm sớm hơn để các nhà khai thác viễn thông sẽ chuẩn bị trước cho mạng 5G. Họ sẽ có thể chọn nhà cung cấp, công nghệ và loại thiết bị của họ”.
Ban đầu, các nhà mạng Bharti Airtel và Vodafone Idea đã đệ trình đề xuất thực hiện thử nghiệm sử dụng công nghệ từ nhà cung cấp Huawei của Trung Quốc. Sau đó, họ đã nộp các đơn đề xuất khác để xin tiến hành thử nghiệm mà không hợp tác với bất kỳ nhà cung cấp thiết bị nào của Trung Quốc nhưng không rút lại các đề xuất trước đó của họ.
Diễn biến mới nhất cho thấy chính phủ Ấn Độ có thể cấm các công ty Trung Quốc tham gia triển khai các dịch vụ 5G tại nước này.
Theo DoT, công nghệ 5G được kỳ vọng sẽ mang lại tốc độ tải xuống tốt hơn gấp 10 lần so với 4G và hiệu quả phổ tần lớn hơn gấp 3 lần.
Bộ trưởng Prakash cho biết thêm, các ứng dụng liên quan đến công nghệ 5G như khám bện từ xa, giáo dục từ xa, giám sát nông nghiệp bằng máy bay không người lái cũng như điện thoại và thiết bị 5G sẽ được tiến hành thử nghiệm.
Các công ty viễn thông Ấn Độ đã được phép sử dụng phổ tần thử nghiệm ở nhiều băng tần khác nhau, bao gồm băng tần trung (3,2 GHz đến 3,67 GHz), băng tần sóng cao (24,25 GHz đến 28,5 GHz) và ở băng tần thấp (700 MHz).
Các nhà khai thác viễn thông cũng sẽ được phép sử dụng phổ tần hiện có của họ trong các băng tần 800 MHz, 900 MHz, 1800 MHz và 2500 MHz để tiến hành các thử nghiệm cho công nghệ 5G.
DoT đã cấp phép cho các nhà khai thác di động tiến hành thử nghiệm trong thời gian 6 tháng, bao gồm khoảng thời gian 2 tháng để mua sắm và lắp đặt thiết bị. Bên cạnh đó, DoT cũng yêu cầu các nhà khai thác phải tiến hành các thử nghiệm ở cả khu vực nông thôn, bán thành thị và thành thị để đánh giá lợi ích của công nghệ 5G trên toàn quốc.
DoT đã quy định rằng các thử nghiệm 5G sẽ không được kết nối với các mạng hiện có của các nhà khai thác viễn thông. Các thử nghiệm thực hiện trên cơ sở phi thương mại. Dữ liệu được tạo ra trong quá trình thử nghiệm sẽ được lưu trữ ở Ấn Độ.
Nhà cung cấp thiết bị Nokia tại Ấn Độ cho rằng, quyết định của chính phủ về việc tiến hành các thử nghiệm, bao gồm cả ở các khu vực nông thôn, bán thành thị và thành thị phù hợp với tầm nhìn dài hạn của Ấn Độ.
Trong khi đó, người phát ngôn của Nokia cho biết: “Chúng tôi tự tin về sự sẵn sàng hỗ trợ khách hàng của mình trong việc thực hiện chiến lược 5G với lợi thế dẫn đầu về công nghệ, kinh nghiệm phục vụ khách hàng trên toàn cầu và các sáng kiến của chúng tôi ở Ấn Độ, bao gồm cả sản xuất thiết bị 5G ở thành phố Chennai”.
Hiệp hội các nhà khai thác di động Ấn Độ (COAI) cho biết, quyết định của chính phủ yêu cầu thực hiện thử nghiệm 5G trên tất cả các khu vực từ thành thị đến nông thôn sẽ kích thích hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển nhằm phát triển các ứng dụng sáng tạo phù hợp với nhu cầu thương mại.
Liên quan đến vấn đề này, người đứng đầu Hiệp hội các nhà khai thác di động Ấn Độ, ông SP Kochhar cho rằng: “Việc thử nghiệm sẽ cho phép các nhà khai thác di động xác thực các công nghệ 5G và các trường hợp sử dụng như IoT và Công nghiệp 4.0. Chúng tôi hy vọng chính phủ cũng sẽ xem xét lời kêu gọi của ngành công nghiệp di động về việc xem xét lại giá phổ tần dành 5G”.
Phan Văn Hòa (theo Telecomlead)
Ấn Độ đóng băng 2 tài khoản ngân hàng của chủ sở hữu ứng dụng TikTok
Nhà chức trách Ấn Độ vừa có động thái phong tỏa 2 tài khoản ngân hàng tại nước này của công ty Trung Quốc ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok.
No comments:
Post a Comment