Phó chủ tịch Huawei Vincent Peng mới đây đã gửi thông điệp cho thấy gã khổng lồ Trung Quốc muốn được nối lại quan hệ hợp tác với các công ty Mỹ.
Tháng 5/2019, chính quyền Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen. Điều đó khiến cho công ty Trung Quốc không thể tiếp cận với nguồn cung linh kiện sản xuất smartphone cũng như nhiều công nghệ khác có nguồn gốc từ Mỹ.
Một năm sau, Mỹ tiếp tục áp đặt các lệnh hạn chế khiến TSCM không thể cung cấp chip bán dẫn cho Huawei. Những động thái này được chính phủ Mỹ thực hiện vì họ cho rằng Huawei có quan hệ với chính quyền Trung Quốc và có thể đe dọa đến an ninh quốc gia.
Đầu tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký lệnh hành pháp nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Mỹ trước các cuộc tấn công mạng. Quyết định trên được đưa ra sau khi một cuộc tấn công bằng mã độc làm tê liệt đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của Mỹ trong nhiều ngày.
Bên cạnh đó, vụ tấn công thông qua Microsoft Exchange và công ty Solar Winds cũng gây tổn hại cho các cơ quan chính phủ.
Trao đổi với Nikkei, ông Vincent Peng, Phó chủ tịch Huawei cho rằng nếu Mỹ đưa ra cách tiếp cận thực tế hơn với an ninh mạng, chấp nhận sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài thay vì áp đặt chính sách theo chủ nghĩa bảo hộ như hiện nay, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Trung Quốc.
Theo ông Peng, trong ngắn hạn, việc tách chuỗi cung ứng của Mỹ khỏi Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến một số công ty trong đó có Huawei. Và theo tổ chức nghiên cứu The Rhodium Group, trong dài hạn, điều đó sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ giảm 190 tỷ USD.
Chưa dừng lại ở đó, lệnh cấm còn có thể tác động đến vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn và các công nghệ khác. Các doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm chi phí nghiên cứu phát triển do doanh thu thấp hơn.
Phó chủ tịch Huawei cho rằng thiệt hại không chỉ tác động đến Mỹ và Trung Quốc. Theo ước tính của Economist Intelligence Unit, việc tách Trung Quốc khỏi giao thương với các nước thuộc nhóm Five Eyes (gồm Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ) sẽ khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 50.000 tỷ USD.
"Huawei đang vướng vào cuộc ganh đua giữa hai cường quốc. Mặc dù quan hệ Mỹ - Trung chưa thể giảm bớt căng thẳng nhưng rõ ràng rằng chính quyền Tổng thống Biden đang áp dụng cách tiếp cận đa phương hơn so với người tiền nhiệm", ông Peng nói.
Theo Nikkei, điều này có thể mở ra hy vọng về sự thay đổi chính sách đối với Huawei và các hãng công nghệ có trụ sở ngoài nước Mỹ.
"Chúng tôi hiểu rằng chính quyền Mỹ đang bận rộn đối phó dịch Covid-19 và cố gắng khôi phục nền kinh tế. Nhưng chúng tôi hy vọng đến thời điểm thích hợp, họ sẽ ngồi lại trò chuyện với chúng tôi.
Để giảm bớt những nghi ngại từ phía chính phủ Mỹ đối với sản phẩm và công nghệ của Huawei, chúng tôi sẵn sàng tuân thủ các quy trình giám sát nghiêm ngặt nhất", ông Peng cho biết.
Theo Dantri/Nikkei
Huawei hướng tới tương lai không cần nước Mỹ
“Nếu chúng ta không thể vào Mỹ, Mỹ cũng không thể tiến vào lãnh thổ của chúng ta”, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi khẳng định trong thông báo nội bộ gửi nhân viên.
No comments:
Post a Comment