Logo của Google có giá 0 USD, song lại có thiết kế mà giá trị được tính bằng tỷ USD.
|
Twitter mua lại bản quyền biểu tượng chú chim xanh nổi tiếng trên iStockphoto với giá chỉ 15 USD. Trừ đi các khoản phí, Simon Oxley, tác giả của bức hình có thể chỉ nhận được 6 USD cho sáng tạo của mình. Theo thời gian, logo Twitter cũng đã trải qua nhiều cuộc thay đổi về hình dáng lông cánh cũng như vị trí miệng của chú chim. Ảnh: Arstechnica. |
|
Symantec, công ty phần mềm Mỹ có trụ sở tại Mountain View, California đã đi vào lịch sử thiết kế thế giới, khi tiêu tốn hơn 1,28 tỷ USD cho chiến dịch thiết kế lại logo. Biểu tượng bao gồm chi tiết dấu kiểm ngụ ý các hoạt động của công ty đều thành công, điều rất lý tưởng với hãng cung cấp bảo mật web như Symantec. Thêm vào đó, màu vàng của vòng tròn tượng trưng cho tính liên tục và ổn định. Tất cả yếu tố này tạo nên cảm giác an toàn, tin cậy cho người xem. Ảnh: Channel Asia. |
|
Microsoft đã sửa logo của mình vào năm 2012, sau 25 năm trung thành với thiết kế cũ. Công ty sử dụng đội ngũ nội bộ để làm việc này, nên có thể xem chi phí gần như bằng 0. Giám đốc chiến lược thương hiệu của Microsoft khi đó, ông Jeff Hansen cho rằng logo mới của hãng được thiết kế nhằm "nhấn mạnh, đại diện cho tính kế thừa lịch sử của công ty, đồng thời báo hiệu tương lai với nhiều sự đổi mới". Ảnh: ITNews. |
|
Logo nhiều màu nổi tiếng của Google đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt thời gian phát triển của công ty, ý nghĩa chính của nó vẫn được giữ nguyên. Biểu tượng ban đầu được thiết kế vào năm 1998 bởi Sergey Brin, một trong hai đồng sáng lập Google. Brin dùng GIMP, chương trình chỉnh sửa đồ họa miễn phí. Sau đó, một người bạn của ông là Ruth Kedar tiếp tục chỉnh sửa mẫu logo mà không hề nhận tiền công. "Khi đó, tôi còn chẳng tin Google sẽ phổ biến như ngày nay", Kedar cho biết trong cuộc phỏng vấn năm 2008. Ảnh: Pinterest. |
|
Sau những mâu thuẫn với các thành viên hội đồng quản trị Apple, Steve Jobs rời công ty và dồn tâm huyết tạo nên NeXT vào năm 1985. Ông mất 100.000 USD cho mẫu logo và bộ nhận diện thương hiệu, vốn là sáng tạo của nhà thiết kế đồ họa quá cố Paul Rand. Rand còn nổi tiếng qua cuốn sách hướng dẫn 100 trang, trình bày chi tiết quy trình, bao gồm cả việc cách điệu tên công ty từ “Next” thành “NeXT”. Ảnh: Neu Apple. |
|
Khi Facebook bắt đầu phát triển từ trang cho sinh viên đại học đến nền tảng mạng xã hội thế giới, Mark Zuckerberg đã thuê nhà thiết kế Mike Buzzard để tạo logo. Dù trải qua một số thay đổi, phần lớn sáng tạo của Buzzard vẫn còn được giữ đến ngày nay. Đáng chú ý trong câu chuyện thiết kế này, chính là việc Mark đề nghị trả cho Buzzard cổ phần công ty thay vì tiền. Năm 2017, trị giá số cổ phần đó vào khoảng 100 triệu USD. Ảnh: iConfinder. |
|
Trong sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 30/3, CEO Lei Jun đã công bố logo mới của Xiaomi. 4 góc của logo mới được bo tròn mạnh hơn, chữ "Mi" và màu nền cam đặc trưng không thay đổi. Trên một số sản phẩm cao cấp, màu của logo là đen và bạc. Logo mới Xiaomi hợp tác với Kenya Hara, một trong những nhà thiết kế hàng đầu tại Nhật Bản để tạo ra. Số tiền công ty phải trả cho thiết kế này là 2 triệu nhân dân tệ, tương đương hơn 7 tỷ đồng. Ảnh: The Verge. |
Theo Zing/Business Insider, The Verge
Chân dung nhà thiết kế logo gây tranh cãi của Xiaomi
Kenya Hara, người gây tranh cãi với logo mới của Xiaomi là một trong những nhà thiết kế lừng danh, từng hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng.
No comments:
Post a Comment