Ngày 1/5, Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC đã công bố dữ liệu thị trường smartphone toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2020. Dữ liệu cho thấy các lô hàng smartphone toàn cầu đã giảm 11,7% so với cùng kỳ, xuống còn 275,8 triệu chiếc.
|
Theo dữ liệu của IDC, các lô hàng thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý đầu tiên thường có mức giảm hàng quý. Mức giảm trung bình trong ba năm qua là 15% đến 20%. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, quý đầu tiên của năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong năm. Chưa kể đến, quý đầu tiên cũng là đỉnh điểm của dịch bệnh tại Trung Quốc. Đến cuối quý đầu tiên, dịch bệnh đã lan sang các nơi khác trên thế giới.
|
Thị phần smartphone của 5 nhà sản xuất hàng đầu trong quý 1/2020. Ảnh: Gizchina |
Cụ thể, trong quý đầu tiên của năm 2020, thị trường Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất, với các lô hàng giảm 20,3% so với năm trước. Do thị trường Trung Quốc chiếm gần 1/4 số lô hàng toàn cầu, nên nó có tác động rất lớn đến toàn bộ thị trường smartphone. Ngoài ra, sự phụ thuộc của thị trường toàn cầu vào chuỗi cung ứng điện thoại thông minh của Trung Quốc cũng đặt ra những vấn đề cần xem xét. Thị trường Mỹ và Tây Âu lần lượt giảm 16,1% và 18,3% hàng năm.
Giám đốc Nghiên cứu của IDC, Nabila Popal cho biết: “Vấn đề bắt đầu xuất phát chủ yếu là về phía nguồn cung bị giới hạn ở Trung Quốc. Sau đó đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và gây ra tác động cho phía cầu vào cuối quý”.
Đúng như dự đoán, chuỗi cung ứng của Trung Quốc bắt đầu phục hồi vào cuối quý 1. Nhưng các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đã bước vào giai đoạn phong tỏa do diễn biến của Covid-19, dẫn đến việc đã kìm nén nhu cầu của người tiêu dùng. Trong giai đoạn này, người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn trong việc chi tiêu. Vì vậy, thật khó để tin rằng việc mua điện thoại thông minh sẽ không bị ảnh hưởng. Nhu cầu giảm, cùng với việc đóng cửa các cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới đã gây ra tác động nghiêm trọng đến tất cả các thị trường thiết bị tiêu dùng, bao gồm cả smartphone.
Các nhà nghiên cứu của IDC cũng cho biết khi sự lây lan của Covid-19 bắt đầu chậm lại, nhu cầu tại thị trường Trung Quốc vào tháng 3 tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, sự phục hồi trong tháng 3 chủ yếu là do ảnh hưởng từ sự kìm nén nhu cầu trước đó. Sự phục hồi này khó có thể tiếp tục vì suy thoái kinh tế toàn cầu được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc và tâm lý người tiêu dùng. Dự kiến chỉ có quý 4 năm nay là có thể đạt được mức tăng trưởng hàng năm.
Xét về 5 nhà sản xuất hàng đầu, Samsung đã xuất xưởng 58,3 triệu smartphone trong quý đầu tiên, giảm 18,9% so với năm trước. Tuy nhiên, Samsung vẫn đứng đầu với thị phần 21,1%. Samsung tiếp tục thành công với sự ra mắt của Galaxy S20 cao cấp và điện thoại A-series.
Các lô hàng của Huawei đã giảm 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đứng thứ hai với thị phần 17,8%. Huawei đã giảm giá trước cho các dòng Mate 30, P30 và Honor V30 và 9X.
Trong quý đầu tiên, lô hàng iPhone là 36,7 triệu, với thị phần là 13,3%, đứng thứ ba. Các lô hàng của Apple chỉ giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm nhỏ nhất trong số 3 nhà sản xuất hàng đầu. Điều này chủ yếu là do sự thành công liên tục của iPhone 11. Nhìn về phía trước, nếu tình hình kinh tế khiến người tiêu dùng thích các sản phẩm giá rẻ, iPhone SE mới ra mắt gần đây có thể trở thành một trợ giúp tuyệt vời.
Các lô hàng của Xiaomi đã tăng 6,1% hàng năm và lần đầu tiên thị phần của nó vượt 10%. Tại Ấn Độ, trước khi bắt đầu cách ly xã hội hoàn toàn, Xiaomi đã ra mắt các sản phẩm Poco và Redmi mới.
Thị phần của VIVO trong quý này là 9.0%, lọt vào top 5. Các lô hàng của nó đã tăng 7,0% hàng năm, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Thành công của điện thoại dòng Y và S-series cấp thấp của Vivo ở Ấn Độ là nhân tố chính tạo nên thành công đó.
Phan Văn Hoà (Theo Gizchina)
No comments:
Post a Comment