Wednesday, December 25, 2019

Sự hợp tác của Google với Amazon, Apple là thứ mà nhà thông minh cần ngay bây giờ

Công nghệ nhà thông minh đang thuận lợi hơn bao giờ hết khi việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn Zigbee và Z-Wave giúp các thiết bị có thể tương tác và giao tiếp với nhau.

Theo Google thì hiện tại một giao thức khác đang được triển khai nhờ vào nỗ lực kết hợp của tất cả những người chơi chính trong ngành công nghiệp nhà thông minh.

Google đang hợp tác với Amazon và Apple cùng với những đối tác khác để tạo ra “Ngôi nhà được kết nối thông qua giao thức Internet”. Sự hợp tác của nhóm những người tiên phong trong công nghệ nhà thông minh này nhằm tạo ra một chuẩn kết nối mới dựa trên Giao thức Internet. Được quản lý bởi Liên minh Zigbee, nhóm “Ngôi nhà được kết nối thông qua giao thức Internet” tách biệt với các giao thức Zigbee hiện có.

Một giao thức duy nhất nhằm tạo cho các thiết bị thông minh phát triển dễ dàng hơn

Việc tạo ra một giao thức kết nối mới sẽ tạo ra một số thay đổi lớn từ thế giới của công nghệ nhà thông minh. Một trong những thay đổi lớn đó là sự cải thiện về bảo mật và mã hóa trên tất cả các thiết bị. Tuy nhiên, đây là một tin tốt trong thế giới đang xuất hiện hàng loạt các vi phạm an ninh và tin tặc trong các thiết bị nhà thông minh. Một hy vọng khác là một giao thức mới sẽ cho phép nhiều thiết bị giao tiếp với nhau hơn mà không cần khâu trung gian phức tạp.

{keywords}
Mô hình nhà thông minh

Google đã đóng góp hai công nghệ nhà thông minh nguồn mở để hỗ trợ phát triển đó là công nghệ Weave và Thread để hợp lý hóa giao tiếp giữa các thiết bị. Thread là công nghệ mạng hiện đang được sử dụng trong các thiết bị Nest, trong khi Weave là công nghệ mạng nhắm đến các sản phẩm có công suất thấp hơn, chẳng hạn như các sản phẩm hoạt động trên Bluetooth.

Các tiêu chuẩn hiện hành

Có hai tiêu chuẩn chính cho giao tiếp nhà thông minh: Zigbee và Z-Wave. Mặc dù về bản chất tương tự nhau nhưng có hai sự khác biệt nổi bật giữa hai tiêu chuẩn này gây khó khăn cho các thiết bị hoạt động trên một thiết bị này sang hoạt động trên một thiết bị khác. Cả Zigbee và Z-Wave đều là mạng dạng lưới, nhưng Z-Wave có phương thức liên lạc hạn chế hơn, nó có thể hỗ trợ tối đa bốn bước nhảy mạng giữa bộ điều khiển và thiết bị đích, trong khi Zigbee không có giới hạn. Z-Wave cũng bị giới hạn ở tổng số 232 thiết bị, trong khi mạng Zigbee có thể hỗ trợ (về lý thuyết) lên tới 65.000 thiết bị.

Zigbee và Z-Wave yêu cầu ít năng lượng hơn Wi-Fi và cũng bị hạn chế hơn so với Wi-Fi. Hầu hết các thiết bị hỗ trợ nhiều hơn một tiêu chuẩn và gần như mọi thiết bị nhà thông minh hoạt động trên Wi-Fi. Zigbee sử dụng băng tần 2,4 GHz để liên lạc, trong khi Z-Wave sử dụng băng tần 908 MHz.

Mục đích của kết nối thiết bị nhà thông minh là đem lại lợi ích cho người dùng

Kết nối thiết bị nhà thông minh qua giao thức Internet có nghĩa là một tiêu chuẩn mở cho các thiết bị nhà thông minh mới và hiện tại. Một tiêu chuẩn duy nhất, thống nhất có nghĩa là khả năng tương thích chéo nhiều hơn giữa các thiết bị mà không cần đến các dịch vụ web trung gian như If This, Then That (IFTTT) và các chương trình tương tự.

Ở mức độ thực tế hơn, một giao thức mở mới có nghĩa là về mặt lý thuyết, tất cả các thiết bị mới nên hoạt động với tất cả các trợ lý thông minh, như Amazon Echo, Google Home và Siri. Người dùng HomeKit đặc biệt quen thuộc với số lượng thiết bị hạn chế nghiêm ngặt tương thích với hệ thống, nhưng Kết nối thiết bị nhà thông minh qua giao thức Internet sẽ cho phép HomeKit trở thành đối thủ ngang hàng với Google Home và Amazon Echo .

Như đã đề cập ở trên, giao thức mới này sẽ giúp cải thiện bảo mật trên tất cả các thiết bị nhờ đầu vào từ mỗi công ty. Sự hợp tác giữa Apple, Amazon và Google có nghĩa là mỗi thành viên có thể tập trung vào những gì họ làm tốt nhất, đối với Apple đó là vấn đề bỏa mật. HomeKit luôn nổi bật về cách nó giảm thiểu lượng dữ liệu có thể truy cập được cho bất kỳ ai, kể cả Apple, cũng như cách nó cung cấp cho người dùng các công cụ để tùy chỉnh và bảo vệ dữ liệu của họ.

Hợp tác để phát triển dễ dàng hơn

Cuối cùng, một giao thức duy nhất có nghĩa là việc phát triển các thiết bị thông minh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các nhà phát triển sẽ không còn cần phải xem xét các phương thức truy cập cụ thể cho Amazon Echo, Google Home và Apple Siri. Cả ba sẽ sử dụng cùng một phương pháp. Điều này sẽ hạ thấp ngưỡng xâm nhập cho các nhà phát triển mới và mở ra thế giới công nghệ nhà thông minh cho các thiết bị mới và sáng tạo.

Sự hợp tác này là bước khởi đầu và có thể mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều năm, để thu được kết quả. Điều đó cho thấy rằng, ba người chơi chính trong công nghệ nhà thông minh hợp tác sau nhiều năm cạnh tranh là điềm lành cho tương lai của ngành công nghiệp. Cả ba có khả năng giải quyết nhiều vấn đề hiện tại phải đối mặt với thế giới công nghệ nhà thông minh và biến nó thành thứ gì đó có trong mỗi gia đình.

Phan Văn Hòa (theo Digitaltrends)

Trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong cuộc sống như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong cuộc sống như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo (AI) được hầu hết mọi người bắt gặp từ sáng đến tối. Dưới đây là 10 ví dụ điển hình nhất về cách mà AI đã được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

No comments:

Post a Comment