Tuesday, December 24, 2019

Rolls-Royce tiết lộ máy bay chạy bằng điện phá kỷ lục thế giới về tốc độ

Ngày 19/12 vừa qua, Công ty kỹ thuật Rolls-Royce của Anh đã giới thiệu một máy bay điện một động cơ mà họ hy vọng sẽ trở thành máy bay chạy hoàn toàn bằng điện nhanh nhất thế giới. 

Chiếc máy bay được thiết kế với một chỗ ngồi, được sơn màu trắng và xanh, được công bố tại một nhà chứa máy bay ở Gloucestershire, Tây nước Anh, dự kiến sẽ bay vào cuối mùa xuân tới nhằm phá kỷ lục thế giới về tốc độ, trên 300 dặm/giờ tương đương với hơn 480 km/giờ, trong khi đó kỷ lục hiện nay đứng ở mức 210 dặm/giờ, tức là khoảng 338km/giờ.

Rolls-Royce đã chế tạo chiếc máy bay này như một phần của sáng kiến Thúc đẩy điện khí hóa chuyến bay (ACCELL), một sáng kiến biến hàng không điện thành hiện thực thương mại.

“Đây không chỉ là một bước tiến quan trọng đối với nỗ lực phá kỷ lục thế giới về tốc độ mà còn giúp [...] đảm bảo rằng chúng tôi luôn đi đầu trong việc phát triển công nghệ có thể đóng vai trò cơ bản trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu với khí thải carbon thấp”, ông Rob Watson, giám đốc của Roll-Royce Electrical cho biết.

{keywords}
Rolls-Royce tiết lộ máy bay chạy hoàn toàn bằng điện phá kỷ lục thế giới về tốc độ

Tác động của hàng không dân dụng đối với biến đổi khí hậu đã ngày càng được xem xét kỹ lưỡng trong vài năm qua. Toàn bộ ngành công nghiệp chịu trách nhiệm cho chỉ 2% lượng khí thải carbon dioxide nhân tạo toàn cầu.

Tuy nhiên, khí thải từ du lịch hàng không đang tăng nhanh hơn các nguồn phát thải carbon dioxide khác và theo các công trình nghiên cứu dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho rằng hàng không có thể trở thành nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất vào năm 2050. Việc điện khí hóa ngành hàng không có thể góp phần làm cho ngành hàng không thân thiện với khí hậu và môi trường hơn.

Vào đầu tháng 12 vừa qua, một máy bay thương mại chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới của hãng hàng không Harbor Air của Canada đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, cất cánh từ thành phố Vancouver của Canada và bay trong 15 phút.

Phát biểu trong sự kiện này, ông Roei Ganzarski, CEO của magniX, nhà sản xuất động cơ điện của Úc, người đã làm việc với Harbor Air trong dự án, cho biết chuyến bay này chứng minh rằng "chi phí thấp, thân thiện với môi trường, du lịch hàng không bằng máy bay thương mại chạy bằng điện" có thể khả thi trong "tương lai rất gần".

Khối pin của máy bay Rolls-Royce có thể cho phép nó bay từ London đến Paris trong một lần sạc nhờ 6.000 viên pin nhỏ được đóng gói dày đặc (một trong những vấn đề chính của hàng không chạy bằng điện là có thể lưu trữ bao nhiêu năng lượng trong một trọng lượng giới hạn).

Từng là biểu tượng của những chiếc xe hơi sang trọng, Rolls-Royce ngày nay là nhà sản xuất động cơ máy bay thứ hai trên thế giới. Rolls-Royce Motor Cars hiện là công ty con của tập đoàn BMW của Đức mà công ty Anh đã cấp phép sử dụng thương hiệu này.

Phan Văn Hòa (theo Forbes)

Chế độ lái tự động đang thay đổi ngành hàng không như thế nào?

Chế độ lái tự động đang thay đổi ngành hàng không như thế nào?

Chế độ lái tự động hỗ trợ rất nhiều cho phi công trong việc điều khiển máy bay. Ttuy nhiên, nó cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới.  

No comments:

Post a Comment