Tuesday, January 4, 2022

Bị tố lừa đảo, xả xong chạy, một dự án GameFi phải hoàn vốn người đầu tư

Sau khi xuất hiện lệnh bán tháo hàng trăm nghìn USD, đơn vị phát triển tựa game CryptoBike đã nhận không ít lời hăm dọa từ phía người đầu tư vì nghi ngờ dự án lừa đảo, “lùa gà”.

Cộng đồng crypto Việt đang xôn xao về vụ việc liên quan đến một dự án có tên CryptoBike. Đây là một tựa game blockchain dưới dạng “click to earn”. 

Khác với các trò chơi “play to earn” vốn cần nhiều thời gian và kỹ năng, đặc điểm chung của những game “click to earn” là gameplay khá đơn giản. Người chơi chỉ cần chọn độ khó và click để chơi game. Việc thắng thua trong trò chơi được quyết định bằng tỷ lệ “win rate” dựa trên level của nhân vật và độ khó của lượt đấu. 

Với trường hợp của CryptoBike, để tham gia, người chơi cần bỏ một số tiền nhất định mua “box” chứa NFT xe đạp. Chiếc xe chính là công cụ để họ tham gia trò chơi và nhận phần thưởng là token CryptoBike (CB). 

{keywords}
CryptoBike là tựa game blockchain thuộc thể loại "click to earn" với gameplay không có gì hấp dẫn. 

Ở thời kỳ cao điểm, mỗi token CB có giá khoảng 1,5 USD. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sau 10 ngày mở bán, giá token CB chỉ còn giữ ở mức 0,036 USD. Nói cách khác, giá token CryptoBike đã chia 40 lần và mất tới 98% giá trị. 

Sở dĩ có sự sụt giảm giá là do một lệnh bán tháo 6 triệu token CB được thực hiện vào ngày 1/1/2022. Số tiền mà người bán thu về sau lệnh xả này là 700.000 USD. Động thái trên đã ngay lập tức tác động đến giá CB và khiến giá token này giảm mạnh. 

Có một điều đáng chú ý khi tổng cung của CryptoBike chỉ là 10 triệu token. Việc 6 triệu token, tương đương 60% tổng cung dự án bị bán tháo cho thấy người sở hữu lượng token nói trên chỉ có thể là đội ngũ phát triển dự án. 

{keywords}
Giá token CryptoBike đã giảm mạnh sau khi xuất hiện lệnh trả 6 triệu token.

Trước những dấu hỏi lớn từ phía nhà đầu tư, thông qua Twitter, đội ngũ phát triển CryptoBike đưa ra thông báo cho biết game của mình đã bị hack

Tuy vậy, khi lần tìm theo địa chỉ ví xả, cộng đồng mạng phát hiện ra rằng, chủ sở hữu ví này có liên hệ với đội ngũ phát triển dự án. Chính vì lẽ đó, nhiều người đầu tư vào CryptoBike cho rằng họ đã bị lừa đảo.

Theo cáo buộc của các nhà đầu tư, số tiền thực tế mà chủ dự án CryptoBike đã lấy của họ nhiều hơn con số 700.000 USD nói trên. Nguyên nhân bởi xuất hiện nhiều lệnh xả nhỏ giọt đến từ các ví lạ chưa từng nạp token để chơi game trước đó. 

Sự việc càng trở nên cao trào khi đơn vị kiểm toán Solidproof công bố danh tính đội ngũ phát triển Cryptobike. Theo đó, người đứng sau xây dựng CryptoBike là một lập trình viên Việt Nam, không phải người Mỹ như dự án công bố. 

{keywords}
Được giới thiệu là hoàn vốn sau 15 ngày, dự án CryptoBike có nhiều dấu hiệu "bánh vẽ" và lừa đảo. 

Sau khi phát hiện những dấu hiệu lừa đảo liên quan đến CryptoBike, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến tài khoản mạng xã hội của đội ngũ phát triển, lập trình và thiết kế dự án để đòi tiền. Thậm chí, có không ít lời hăm dọa được gửi tới đích danh nhóm phát triển dự án. 

Trước những sức ép từ phía cộng đồng, đại diện CryptoBike đã phải ra thông báo sẽ hoàn lại tiền cho người đầu tư. Tuy vậy, người này vẫn bảo lưu quan điểm CryptoBike bị hack và cho biết chỉ hoàn trả 70% số tiền cho những nhà đầu tư thua lỗ. 

Ở thời điểm hiện tại, website chính thức của tựa game CryptoBike tại địa chỉ cryptobike.net đang trong tình trạng không thể truy nhập được. Trên các nhóm chat cộng đồng của CryptoBike, người quản lý đã khóa bình luận với lý do để tập trung vào việc xử lý sự cố. 

Vụ việc của CryptoBike chính là lời cảnh tỉnh cho những ai có tâm lý ham giàu nhanh và mải mê chạy theo những cơn sốt trên thị trường tiền mã hóa.

Trước khi tham gia một dự án nào đó, game thủ cũng như người đầu tư cần thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin, tuyệt đối tránh xa những dự án mà đội ngũ phát triển giấu mặt. Bên cạnh đó, cần cảnh giác với những lời hứa hẹn về thời gian hoàn vốn của các dự án crypto. Đây thường là cái bẫy tâm lý được giăng ra bởi những kẻ lừa đảo. 

Trọng Đạt

Nhiều người dân Đông Nam Á sống qua đại dịch nhờ game Việt

Nhiều người dân Đông Nam Á sống qua đại dịch nhờ game Việt

Tại một số quốc gia Đông Nam Á như Philiippines, Malaysia, nhiều người đã có nguồn thu nhập ổn định để sống sau 2 năm đại dịch vừa qua nhờ những tựa game của người Việt.

No comments:

Post a Comment