Friday, June 18, 2021

Các ứng dụng Trung Quốc đối mặt lệnh cấm của Mỹ

Nhằm bảo vệ dữ liệu nhạy cảm cho người dân Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden sẽ buộc một số ứng dụng Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ thông tin cá nhân nếu họ muốn ở lại thị trường Mỹ.

Lệnh hành pháp mà Tổng thống Biden đưa ra nhằm mục tiêu ngăn các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc và Nga tiếp cận với lượng lớn thông tin cá nhân và thông tin kinh doanh độc quyền.

Những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, Bộ Thương mại Mỹ có thể ban hành trát đòi hầu tòa để thu thập thông tin về một số ứng dụng phần mềm điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính để bàn. Sau đó, cơ quan này có thể thương lượng các điều kiện để sử dụng chúng hoặc cấm các ứng dụng này ở Mỹ.

{keywords}
Các ứng dụng Trung Quốc có thể đối mặt với lệnh cấm của Mỹ

Lệnh hành pháp ban hành ngày 9/6 vừa qua của Tổng thống Biden nhằm thay thế lệnh cấm năm 2020 của cựu Tổng thống Donald Trump đối với các ứng dụng WeChat thuộc sở hữu của tập đoàn Tencent Holdings Co và TikTok của ByteDance Ltd của Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó lệnh hành pháp của cựu Tổng thống Donald Trump đã bị các tòa án hủy bỏ.

Các quan chức Mỹ chia sẻ nhiều mối quan tâm mà ông Trump đã nêu ra trong lệnh cấm TikTok của ông. Đáng chú ý, họ lo ngại rằng Trung Quốc có thể theo dõi vị trí của các nhân viên chính phủ Mỹ, xây dựng hồ sơ thông tin cá nhân để tống tiền và thực hiện hoạt động gián điệp của công ty.

Mặc dù lệnh mới không nêu tên các công ty, nhưng cuối cùng nó có thể bao trùm được nhiều ứng dụng hơn so với lệnh cấm của ông Trump và đứng vững hơn nếu bị thách thức trước tòa.

Reuters là hãng đầu tiên báo cáo chi tiết về cách chính quyền Biden có kế hoạch thực hiện lệnh này, bao gồm cả việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia khác.

Các quan chức Mỹ đã bắt đầu trao đổi với các đồng minh về việc áp dụng cách tiếp cận tương tự, một nguồn tin cho biết. Hy vọng rằng các quốc gia đối tác sẽ đồng ý về các ứng dụng nên bị cấm.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ - bà Gina Raimondo sẽ quyết định các ứng dụng nào sẽ đưa vào mục tiêu cho hành động của Mỹ, nhưng chúng phải đáp ứng các tiêu chí nhất định. Ví dụ: chúng phải được sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý bởi một người hoặc tổ chức hỗ trợ các hoạt động quân sự hoặc tình báo của một đối thủ nước ngoài như Trung Quốc hoặc Nga.

Các ứng dụng WeChat và TikTok có thể bị xem xét lại

Nếu bà Raimondo quyết định một ứng dụng gây ra rủi ro không thể chấp nhận được, bà ấy “có quyền quyết định thông báo trực tiếp cho các bên” hoặc công bố thông tin trong ấn phẩm hàng ngày chính thức của chính phủ, Cơ quan Đăng ký Liên bang, một phát ngôn viên của Bộ Thương mại cho biết.

Người phát ngôn Bộ Thương mại cũng cho biết, các công ty sau đó sẽ có 30 ngày để phản đối hoặc đề xuất các biện pháp nhằm bảo mật dữ liệu tốt hơn.

Quá trình này bắt nguồn từ lệnh hành pháp của cựu Tổng thống Trump ban hành vào tháng 5/2019 về việc xem xét các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông từ các đối thủ nước ngoài.

Các ứng dụng từ Trung Quốc có nhiều khả năng nằm trong danh sách của Bộ Thương mại Mỹ do căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như khả năng của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát các công ty và số lượng ứng dụng Trung Quốc được người Mỹ sử dụng.

WeChat, TikTok và tám ứng dụng khác được chính quyền cựu Tổng thống Trump nhắm mục tiêu trong những tháng cuối cùng đủ điều kiện để nhóm của Tổng thống Biden xem xét, một nguồn tin cho biết.

Các mục tiêu của cựu Tổng thống Trump cũng bao gồm ứng dụng thanh toán di động Alipay của Ant Group, WeChat Pay, QQ Wallet của Tencent Holdings Ltd, Tencent QQ, CamScanner, SHAREit, VMate được xuất bản bởi công ty con UCWeb của Alibaba Group và ứng dụng WPS Office của Beijing Kingsoft Office Software.

Nguồn tin đầu tiên cho biết lệnh này sẽ áp dụng cho các ứng dụng dành cho doanh nghiệp, bao gồm cả những ứng dụng được sử dụng trong ngân hàng và viễn thông, cũng như các ứng dụng dành cho người tiêu dùng.

Các ứng dụng được liên kết với các đối thủ khác như Iran hoặc Venezuela đã bị chặn theo các lệnh trừng phạt rộng hơn.

Phan Văn Hòa (theo Reuters)

Mỹ thông qua kế hoạch cấm thiết bị Huawei, ZTE

Mỹ thông qua kế hoạch cấm thiết bị Huawei, ZTE

Ngày 17/6, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch nhằm cấm phê duyệt thiết bị trong mạng viễn thông Mỹ từ các công ty Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia như Huawei và ZTE.

No comments:

Post a Comment