Friday, April 30, 2021

"Thần kỳ" Đài Loan và lời giải từ sản xuất công nghệ cao

Đài Loan gắn liền với cụm “Thần kỳ Đài Loan”, ý chỉ quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20.

Sau khi giành lại Đài Loan từ Nhật Bản hậu Thế chiến II, Trung Quốc tập trung vào tái thiết cơ sở hạ tầng bị hư hại trong chiến tranh, sau đó chuyển trọng tâm sang phát triển kinh tế và tiếp tục định hướng nền kinh tế. Đài Loan bắt đầu khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn. Kế hoạch phát triển kinh tế đầu tiên là chuyển đổi nền kinh tế thuần nông của Đài Loan sang sản xuất. Đây là chiến lược nhìn xa trông rộng, có vai trò lớn đối với hiện đại hóa Đài Loan.

Buổi bình minh công nghiệp sản xuất Đài Loan

Năm 1948, Đài Loan tiến hành sản xuất điện tử tiêu dùng, bắt đầu từ lắp ráp radio bằng ống chân không nhập khẩu và các bộ phận khác. Doanh nghiệp nhảy sang lắp ráp đài bán dẫn năm 1961, kéo theo lượng đơn hàng lớn, chủ yếu từ các công ty Nhật Bản xuất khẩu đài sang Mỹ. Đơn hàng ngày một tăng, cần phải xây dựng cơ sở lớn để đáp ứng. Điều này đánh dấu buổi bình minh của kỷ nguyên công nghiệp mới tại Đài Loan.

Các nhà sản xuất mở rộng sang lắp ráp TV cho thị trường trong nước nhờ mua lại công nghệ từ các tập đoàn Nhật Bản thông qua thỏa thuận cấp phép và liên doanh. Trong khi đó, họ cũng dùng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ để xây dựng nhà máy, chỉ lắp ráp TV cho thị trường Mỹ.

Thần kỳ Đài Loan và lời giải từ sản xuất công nghệ cao-1

Hoạt động lắp ráp đài và TV tăng tốc vào những năm 1960 và đầu những năm 1970, tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng Đài Loan không có năng lực sản xuất linh kiện riêng lẻ. Để kích thích ngành công nghiệp linh kiện điện tử trong nước, chính quyền áp đặt các quy định về hàm lượng nội địa đối với các sản phẩm điện tử bán tại Đài Loan. Yêu cầu này buộc các nhà sản xuất TV Nhật Bản phải chuyển giao công nghệ cho đối tác hoặc nhà sản xuất linh kiện địa phương.

Dù vậy, lúc này quy mô của doanh nghiệp vẫn nhỏ, thường sao chép hay dùng lại công nghệ nước ngoài. Do cho rằng sản phẩm làm ra trong nước có chất lượng kém, công ty Đài Loan hướng đến các thị trường như Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ Latinh. Doanh thu từ xuất khẩu sau đó giúp họ đạt quy mô kinh tế, tạo nguồn vốn cần thiết để đầu tư vào thiết bị sản xuất hiện đại.

Những cải tiến về chất lượng và bí quyết sản xuất trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng của Đài Loan tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của ngành công nghiệp bán dẫn, động lực tăng trưởng kinh tế chính tiếp theo của hòn đảo này. Năm 1964, một phòng thí nghiệm bán dẫn được thành lập tại Đại học Quốc gia Chiao Tung ở Tân Trúc, miền bắc Đài Loan, chịu trách nhiệm đào tạo nhiều kỹ sư, những người đã trở thành trụ cột của ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan.

Vài năm đầu tiên, lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn non trẻ không nhận được nhiều hỗ trợ từ bên ngoài vì các tập đoàn đa quốc gia do dự đầu tư. Một lý do khiến họ thận trọng là dây chuyền đòi hỏi cam kết vốn lớn, trong khi chưa thể đảm bảo sản phẩm cuối cùng sẽ đạt được các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng hay không. Cuối cùng, ngành công nghiệp bán dẫn của hòn đảo cũng nhận được cú hích vào năm 1967 khi tập đoàn Philco của Mỹ bắt đầu lắp ráp mạch tích hợp (IC) trong nước.

Việc tích lũy bí quyết kỹ thuật và sản xuất trong ngành bán dẫn diễn ra chậm chạp cho đến năm 1974, khi Tổ chức Nghiên cứu và Dịch vụ Điện tử (ERSO) được thành lập gần Đại học Quốc gia Chiao Tung. Với sự hỗ trợ của một nhóm các chuyên gia kỳ cựu từ Mỹ, ERSO mua lại công nghệ bán dẫn oxit kim loại bổ sung (CMOS) được sử dụng trong các chip IC từ tập đoàn RCA. Có thể thấy, việc cấp phép công nghệ CMOS của RCA có vai trò như tấm vé vào cửa, đưa Đài Loan gia nhập ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Thiết kế vi mạch bắt đầu

Phải có dịch vụ đúc trong thiết kế bán dẫn có chất lượng thì công ty thiết kế vi mạch mới thành công. Syntek, công ty thiết kế vi mạch đầu tiên của Đài Loan, được thành lập vào năm 1982 dưới sự lãnh đạo của một cựu quản lý ERSO và các đồng nghiệp của ông. Để tận dụng nguồn cung kỹ sư địa phương tài năng dường như vô tận của hòn đảo, vào giữa những năm 1980, một loạt các công ty điện tử đa quốc gia cũng mở các nhà thiết kế vi mạch của riêng họ tại đây.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của dịch vụ thiết kế vi mạch cho thấy rõ ràng Đài Loan đang thiếu hụt các dịch vụ đúc trầm trọng. UMC là xưởng đúc duy nhất trên đảo vào thời điểm đó nhưng chỉ tập trung vào sản xuất các thiết kế riêng và không muốn gia công cho các nhà thiết kế khác. Năm 1987, chính quyền can thiệp bằng cách thành lập Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) để tập trung vào các dịch vụ đúc.

Chiến lược sản xuất chip vi mạch cho các công ty bên ngoài của TSMC sớm đạt được thành công lớn. Công ty nhận đơn hàng không chỉ từ các nhà thiết kế vi mạch trong nước, mà còn từ các nhà thiết kế nước ngoài. Sự nổi lên nhanh chóng của TSMC đã khuyến khích UMC bắt tay vào việc mở rộng quy mô lớn đầu tiên vào năm 1989, khi đầu tư 6 tỷ Đài tệ (227,3 triệu USD theo tỷ giá hối đoái khi đó) để thiết lập dây chuyền chế tạo thứ hai. Dây chuyền mới chủ yếu dành cho việc sản xuất bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh (SRAM), một loại bộ nhớ bán dẫn nhanh, tương đối đắt tiền và tiết kiệm điện. Đến cuối năm 1990, có tám công ty sản xuất vi mạch ở Đài Loan, hầu hết đều thuộc sở hữu trong nước.

Về mặt sản phẩm, khoảng trống lớn còn lại trong dòng sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM), rẻ hơn SRAM và đóng vai trò là bộ nhớ chính trong hầu hết các máy tính cá nhân. Khoảng trống đó được lấp đầy vào năm 1989 khi Acer thành lập liên doanh DRAM với Texas Instruments của Mỹ. Tuy nhiên, khi ấy, công nghệ sản xuất DRAM ở Đài Loan vẫn tụt hậu so với các công ty dẫn đầu từ 3 đến 5 năm. Năm 1992, ERSO chuyển giao công nghệ sản xuất DRAM và SRAM cho UMC và TSMC, hai công ty này cũng sớm thành lập dây chuyền sản xuất cho riêng mình. Đến năm 1995, khoảng cách giữa Đài Loan và các nước đã rút ngắn còn khoảng một năm.

Thần kỳ Đài Loan và lời giải từ sản xuất công nghệ cao-2

Trải qua nhiều thập kỷ, Đài Loan đã trở thành quê hương của không ít tên tuổi. TSMC nằm trong top 10 công ty công nghệ dẫn đầu thế giới theo bảng xếp hạng của Reuters. Foxconn là công xưởng sản xuất điện tử đa quốc gia lớn nhất toàn cầu với các đối tác như Apple, Google… Acer và Asus là hai thương hiệu máy tính lớn thứ 5 và 6 trong quý IV/2020.

Báo cáo cạnh tranh toàn cầu phát hành tháng 10/2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Đài Loan hạng 12/141. Theo ông Francis Kuo-Hsin Liang, Thứ trưởng Kinh tế Đài Loan, “Đài Loan là người chơi rất lớn trong lĩnh vực công nghệ cao… Mọi người có thể không nhận ra rằng ít nhất 85% laptop bán ra trên thế giới là do Đài Loan sản xuất”, dưới tên các thương hiệu lớn. Năm 2019, đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu của Đài Loan là máy móc, thiết bị điện (màn hình phẳng, màn hình cảm ứng, vi chip); máy móc bao gồm máy tính.

Có rất nhiều con đường cho các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển, Đài Loan cũng là một bài học khá điển hình đi lên từ công nghệ. Tại Việt Nam, Chính phủ tuyên bố chiến lược Make In Vietnam.  Phát biểu tại "Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam", Bộ trưởng bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai cường quốc năm châu, khát vọng về một Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Đâu là câu trả lời chung cho những trăn trở ngàn năm đó của Việt Nam? Đó là công nghệ. Cuộc cách mạng số, và đặc biệt là sự phát triển mới của nó - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải quyết những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam, với những vấn đề của mình, chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu".

Du Lam

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Sự thiếu hụt chip ô tô đã lan rộng sang các ngành nghề sản xuất khác, khiến TSMC buộc phải chịu sức ép lớn tại hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Biden tổ chức.  

Alibaba tăng lương nhân viên thay vì lãnh đạo

Nguồn tin của Reuters tiết lộ Alibaba hoãn tăng lương cho lãnh đạo. Thay vào đó, họ tăng lương cho nhân viên nhằm bảo toàn lực lượng lao động.

{keywords}

Theo bốn nguồn tin của Reuters, hàng trăm lãnh đạo cấp cao của Alibaba không nằm trong diện được tăng lương năm nay, trừ phi họ đạt thành tích cực kỳ xuất sắc. Dù vậy, thu nhập của các nhân viên cấp dưới lại tăng đáng kể.

Động thái này trái ngược với thông lệ tại Alibaba, tâm điểm trong cuộc đàn áp Big Tech diễn ra vài tháng nay của các nhà chức trách Trung Quốc. Nhiều năm qua, tầng lớp lãnh đạo thường được tăng lương 5 đến 10% mỗi năm và còn được thưởng bằng cổ phiếu.

Tính đến năm 2020, Alibaba tuyển dụng hơn 252.000 nhân viên, hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, điện toán đám mây, logistics, giải trí. Thông thường, công ty ra quyết định tăng lương cho hầu hết lao động vào tháng 4. “Đế chế” của Jack Ma bị giám sát chặt chẽ từ khi tỷ phú công khai chỉ trích hệ thống quy định của đất nước tháng 10 năm ngoái.

Đầu tháng 4, Alibaba bị phạt kỷ lục 18 tỷ NDT (2,78 tỷ USD) sau khi một cuộc điều tra kết luận công ty lợi dụng vị thế độc quyền, yêu cầu nhà bán lẻ phải cam kết không bán sản phẩm trên các nền tảng mua sắm trực tuyến khác.

Du Lam (Theo Reuters)

Phản ứng không thể ngờ của Alibaba sau án phạt 2,8 tỷ USD

Phản ứng không thể ngờ của Alibaba sau án phạt 2,8 tỷ USD

Alibaba đã có phản ứng không thể ngờ sau khi phải nhận án phạt kỷ lục lên đến 2,8 tỷ USD từ chính quyền Trung Quốc.

Ai thừa kế tài sản quan trọng của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee?

Thông tin về phân chia thừa kế tài sản của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee vừa được công bố.

{keywords}

Cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee

Theo một hồ sơ pháp lý, cổ phần của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee tại Samsung Electronics và các công ty khác được phân chia nhằm ưu tiên củng cố quyền lực cho ông Lee Jae Yong, Phó Chủ tịch Samsung Electronics.

Đây là lần đầu tiên thông tin được công khai từ sau khi ông Lee Kun Hee qua đời tháng 10/2020. Ông Lee Kun Hee có công đưa Samsung thành nhà sản xuất smartphone và memory chip số 1 thế giới.

Những người thừa kế tài sản của ông bao gồm con trai Lee Jae Yong, con gái Lee Boo Jin và Lee Seo Hyun, vợ Hong Ra Hee.

Theo đó, cổ phần của Lee Jae Yong trong công ty bảo hiểm Samsung Life Insurance tăng 0,06% lên 10,44% nhờ được thừa hưởng một nửa cổ phần của cha mình. Các chị em của ông Lee Jae Yong nhận 1/3 và 1/6 cổ phần của cha trong Samsung Life Insurance, còn bà Hong không nhận được gì.

Samsung Life Insurance đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển Samsung Electronics do nắm 8,51% cổ phần trong hãng điện tử này. Ngoài ra, ông Lee Jae Yong còn nắm thêm 19,34% cổ phần Samsung Life Insurance thông qua công ty Samsung C&T. Samsung C&T nắm 5% cổ phần trong Samsung Electronics. Như vậy, tổng cộng con trai cố Chủ tịch Lee đang nắm khoảng 30% cổ phần Samsung Life Insurance, củng cố quyền điều hành Samsung Electronics.

Ông Lee Jae Yong đã thi hành được một nửa bản án 30 tháng tù giam do phạm tội tham nhũng cùng các tội danh khác.

Theo luật thừa kế của Hàn Quốc, cổ phần của ông Lee Kun Hee trong Samsung Electronics được chia như sau: ông Lee Jae Yong và hai chị em gái mỗi người 22%, vợ Hong Ra Hee 33%. Điều này biến bà Hong thành cổ đông cá nhân lớn nhất của Samsung Electronics với 2,3% cổ phần, đáng giá 11,2 nghìn tỷ won.

Số cổ phần của ông Lee Kun Hee bao gồm: 4,18% cổ phần trong Samsung Electronics, 20,76% cổ phần trong Samsung Life Insurance, 2,88% cổ phần trong Samsung C&T, tổng cộng trị giá khoảng 18,96 nghìn tỷ won (17 tỷ USD).

Theo Yonhap, gia đình cố Chủ tịch đã trả khoảng 2 nghìn tỷ won thuế thừa kế hôm 30/4.

Du Lam (Theo Reuters)

Vì sao gia tộc sở hữu Samsung phải nộp thuế gần 11 tỷ USD?

Vì sao gia tộc sở hữu Samsung phải nộp thuế gần 11 tỷ USD?

Do sức ép từ chính phủ Hàn Quốc và công chúng, các gia tộc giàu có của Hàn Quốc phải trả khoản thuế thừa kế cao thứ hai thế giới.

Những ứng dụng phải cài khi đi chơi mùa dịch

Để an toàn trong mùa dịch, người dân không thể không cài các ứng dụng sau trên điện thoại của mình. Đây cũng chính là những giải pháp chống dịch bằng công nghệ được Bộ TT&TT hướng dẫn.

Bluezone - Ứng dụng cảnh báo tiếp xúc gần người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là tên gọi của ứng dụng cảnh báo sớm Covid-19 do Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) phát triển. Ứng dụng này ghi lại lịch sử tiếp xúc, từ đó đưa ra cảnh báo sớm và giúp truy vết chính xác người nghi nhiễm Covid-19. 

Hiệu quả của Bluezone đã được chứng minh khi ứng dụng này hỗ trợ cơ quan y tế truy vết được hàng nghìn trường hợp nghi tiếp xúc gần người nhiễm hoặc người nghi nhiễm mới. Đây đều là các trường hợp được tìm ra bên ngoài danh sách truy vết bằng điều tra dịch tễ thông thường.

{keywords}
Cài đặt Bluezone là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng chống sự lây lan của Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt

Ứng dụng Bluezone giúp lưu lại các tiếp xúc gần trong phạm vi bán kính 2 m xung quanh người bệnh. Độ chính xác của công nghệ xác định tiếp xúc dựa trên Bluetooth của Bluezone tốt hơn các công nghệ khác gấp khoảng 100 lần. 

Trong trường hợp 1 người dương tính với Covid-19, chỉ những người tiếp xúc khoảng cách gần người đó mới phải cách ly. Với cách làm này, diện tích khoanh vùng cách ly sẽ được thu hẹp, hàng trăm, hàng ngàn người cũng sẽ không phải cách ly như trước.

Nếu người nhiễm Covid-19 đã cài Bluezone từ trước, việc xác định và khoanh vùng người tiếp xúc gần sẽ được thực hiện rất nhanh. Thông qua ứng dụng Bluezone, cơ quan y tế sẽ thông báo nếu bạn từng tiếp xúc với ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19.

Nhiều phân tích chỉ ra rằng, chỉ cần 60% dân số Việt Nam trong độ tuổi trưởng thành sử dụng Bluezone, cuộc sống sẽ lại có thể vận hành theo cách bình thường mới bất chấp sự lây lan của dịch bệnh.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 29,2 triệu máy đã cài đặt Bluezone. Do vậy, nếu chưa từng sử dụng, hãy tải về và cài đặt ứng dụng Bluezone, đây sẽ là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ bạn và gia đình an toàn trong dịp nghỉ lễ. 

Link tải ứng dụng Bluezone trên Android

Link tải ứng dụng Bluezone trên iOS

Hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện NCOVI 

Khai báo y tế tự nguyện là một trong các biện pháp hữu hiệu, quan trọng hàng đầu để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam, điều này có thể thực hiện qua 1 trong 3 ứng dụng là NCOVI, Bluezone và Vietnam Health Declaration.

Trong đó, Hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện NCOVI là ứng dụng được phát triển đầu tiên để người dân có thể chủ động trong việc khai báo y tế. 

{keywords}
Người dân cần chủ động khai báo y tế tự nguyện mỗi ngày qua NCOVI. Ảnh: Trọng Đạt

Thông tin khai báo y tế tự nguyện gồm lịch sử tiếp xúc với người bệnh Covid-19, một số dấu hiệu liên quan và cả các thông tin cơ bản về bệnh nền.

Việc khai báo thường xuyên giúp cơ quan chức năng phát hiện sớm nguy cơ có thể xảy ra, từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn chặn khả năng lây lan dịch bệnh. Do đó, người dân cần thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI ít nhất 1 lần mỗi ngày. 

Với người dân, ứng dụng NCOVI cũng sẽ trở thành là kênh thông tin chính thức để cơ quan có thẩm quyền gửi các khuyến cáo tới người dân về tình hình dịch bệnh. 

{keywords}
Trên ứng dụng NCOVI, Vietnam Health Declaration và Bluezone hiện đã có sẵn tính năng quét QR để người dùng có thể check in mỗi khi đến các địa điểm công cộng. 

Ngoài việc khai báo y tế, người sử dụng còn có thể dùng tính năng quét mã QR trên ứng dụng NCOVI để thực hiện việc check in, check out mỗi khi đến các địa điểm công cộng. 

Trong trường hợp một người được xác định dương tính với Covid-19, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào lịch sử quét mã QR của người đó để lọc ra các “mốc dịch tễ” mà bệnh nhân đến trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát bệnh. Bằng cách này, F1 của người nhiễm Covid-19 sẽ được tìm ra nhanh chóng và chính xác. 

Link tải ứng dụng NCOVI trên Android

Link tải ứng dụng NCOVI trên iOS

Khai báo khi nhập cảnh bằng ứng dụng Vietnam Health Declaration

{keywords}
Vietnam Health Declaration là ứng dụng giúp khai báo y tế khi nhập cảnh bằng điện thoại. Ảnh: Trọng Đạt

Bộ Y tế đã áp dụng việc khai báo y tế với khách nhập cảnh đến hoặc đi qua các quốc gia đang có dịch. Do đó, nếu du lịch hoặc đi ra nước ngoài trong thời gian nghỉ lễ, người dân cần thực hiện việc khai báo khi nhập cảnh bằng ứng dụng Vietnam Health Declaration.

Ứng dụng Vietnam Health Declaration sẽ giúp người nhập cảnh vào Việt Nam khai báo y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để phòng dịch chủ động. Dựa trên dữ liệu mà ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để đảm bảo hỗ trợ y tế nhanh nhất. 

Link tải ứng dụng Vietnam health declaration trên Android

Link tải ứng dụng Vietnam health declaration trên iOS

Trọng Đạt

Hải Dương khai trương Trang thông tin điện tử phục vụ bầu cử để phòng dịch

Sau 3 tháng vận hành thử nghiệm, Trang thông tin điện tử tuyên truyền về bầu cử của Ủy ban Bầu cử tỉnh chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 30/4/2021, Sở TT&TT tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương Trang thông tin điện tử “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tỉnh Hải Dương”.
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng cùng các đại biểu ấn nút khai trương Trang thông tin điện tử phục vụ công tác bầu cử của tỉnh. Trang tin hoạt động tại địa chỉ http://baucu.haiduong.gov.vn.

{keywords}
Hải Dương khai trương Trang thông tin điện tử phục vụ bầu cử 

 
Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Xuân Thăng biểu dương và ghi nhận nỗ lực của các đơn vị trong việc xây dựng và vận hành Trang thông tin điện tử về bầu cử.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trang tin là một kênh thông tin hiệu quả, giúp người dân nắm bắt kịp thời thông tin liên quan đến bầu cử, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. 

Để trang tin phát huy tốt hơn nữa hiệu quả tuyên truyền, góp phần vừa thực hiện thành công cuộc bầu cử, vừa an toàn trước dịch bệnh, HảiDương yêu cầu cần bổ sung nội dung về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, tiểu sử ứng cử viên tại cả các đơn vị bầu cử cấp huyện.
 
 

{keywords}
Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng ghi nhận những nỗ lực của ngành truyền thông


Hiện, trang tin có 10 chuyên mục chính, gồm hỏi đáp bầu cử; tin tức - sự kiện; tiểu sử các ứng viên; các đơn vị bầu cử; văn bản phát hành; hoạt động Quốc hội; hoạt động HĐND; Đoàn Đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ; HĐND tỉnh khóa XVI và tiếng nói cử tri.
 
Trang thông tin điện tử cung cấp các thông tin, tư liệu, hình ảnh phục vụ công tác tuyên truyền trước, trong và sau cuộc bầu cử. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tiếp cận sớm, toàn diện nhằm nghiên cứu, so sánh, lựa chọn những ứng viên phù hợp.
Trang tin cũng là diễn đàn để mỗi người dân, cử tri có điều kiện phản ánh nguyện vọng chính đáng với cơ quan nhà nước...
 
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân theo dõi Trang thông tin này, Sở TT&TT cũng đã tăng cường tuyên truyền trên các kênh thông tin chính thống của tỉnh như fanpage “Trang tin Hải Dương”, trang Zalo “Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương”, ứng dụng “Smart Hải Dương”.


Nguyễn Thu Hằng

Các nguy cơ chuỗi cung ứng chất bán dẫn khiến Mỹ và Trung Quốc lo lắng

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang lo lắng về các nguy cơ liên quan đến chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Việc Mỹ và Trung Quốc thiếu khả năng tự sản xuất chất bán dẫn trong nước là một nguy cơ đáng lo ngại trong bối cảnh thiếu hụt nguồn bán dẫn đang diễn ra trên toàn cầu.

Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến công nghệ trên nhiều mặt trận nhưng cả hai cường quốc này đều đã tìm thấy một điểm chung đó là việc thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn. Điều này đã gây ra nhiều tác động đến phát triển kinh tế của cả hai quốc gia.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden cầm một tấm silicon khi ông tham gia Hội nghị thượng đỉnh CEO về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và chất bán dẫn tại Nhà Trắng, ngày 12/4/2021. Ảnh: AP

Phát biểu trước một phiên điều trần tại Thượng viện diễn ra vào ngày 20/4 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho rằng, đất nước đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng” do thiếu khả năng sản xuất chất bán dẫn, sự thiếu hụt này gây “rủi ro cho an ninh quốc gia và rủi ro cho an ninh kinh tế”.

Và để hỗ trợ đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn trên đất Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã lên kế hoạch chi 50 tỷ USD cho lĩnh vực bán dẫn trong gói tái cấu trúc cơ sở hạ tầng và khôi phục nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD.

Tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Mỹ được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Huang Libin, một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc sẽ khuyến khích các tổ chức tư nhân và nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn để củng cố chuỗi cung ứng. Bộ cũng đang cố gắng tổng hợp thông tin nhu cầu chip từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc để giúp họ tìm kiếm nhà cung cấp.

Các tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng tăng cường khả năng tự chủ trong các ngành công nghiệp bán dẫn của họ và trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chip bán dẫn cho xe hơi trên toàn cầu hiện đã lan sang các sản phẩm điện tử tiêu dùng.

Mỹ được xem là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về thiết kế chip bán dẫn và sản xuất phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) nhưng đang bị tụt hậu về sản xuất chip bán dẫn, trong khi Trung Quốc đang phải vật lộn để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu các mạch tích hợp (IC) tiên tiến.

Theo một báo cáo của công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) và Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) thì Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia lớn nhất thị trường bán dẫn, mỗi quốc gia chiếm 25% lượng bán dẫn tiêu thụ trên toàn cầu.

Báo cáo cho biết rằng, để cung cấp đầy đủ chuỗi cung ứng bán dẫn nhằm có thể đáp ứng mức tiêu thụ chất bán dẫn hiện tại của mỗi quốc gia thì cần phải đầu tư trực tiếp ít nhất 1 nghìn tỷ USD, điều này làm tăng chi phí của các vi mạch thành phẩm lên 65% và cuối cùng dẫn đến giá thành sản phẩm điện tử cao hơn.

Trong những năm gần đây, cả Mỹ và Trung Quốc đều phụ thuộc chủ yếu vào công ty đúc bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan trong việc sản xuất chất bán dẫn. Đây là công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn cho các công ty công nghệ Mỹ như Apple, Intel, AMD, Nvidia và Qualcomm.

Mặc dù các công ty công nghệ trên của Mỹ vẫn kiểm soát tài sản trí tuệ của chip bán dẫn và có quyền truy cập vào phần mềm EDA, nhưng họ phải thuê TSMC chế tạo các tấm silicon để tiết kiệm chi phí.

Trong khi đó, báo cáo của BCG-SIA cho biết, các công ty sản xuất chip bán dẫn nội địa của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các công ty khác trên toàn cầu và phụ thuộc vào công nghệ có nguồn gốc nước ngoài để thiết kế và sản xuất chất bán dẫn.

Nỗ lực tự cung tự cấp chip bán dẫn của Trung Quốc đã được đẩy mạnh sau khi Mỹ tận dụng vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực bán dẫn để làm tê liệt gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc, cấm họ mua các loại chip bán dẫn thương mại và dịch vụ sản xuất tấm wafer tại các xưởng đúc như TSMC.

Phan Văn Hòa (theo SCMP)

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Sự thiếu hụt chip ô tô đã lan rộng sang các ngành nghề sản xuất khác, khiến TSMC buộc phải chịu sức ép lớn tại hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Biden tổ chức.  

Thay ảnh đại diện trên mạng xã hội để phòng, chống dịch Covid-19

Đây là chiến dịch truyền thông đang được Bộ Y tế phát động trên mạng xã hội với mục tiêu quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch Covid-19.

Tình hình lây lân của dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu nóng trở lại. Do đó, mới đây Bộ Y tế đã phát động chiến dịch thay khung ảnh đại diện, ảnh bìa trên các trang mạng xã hội với chủ đề "Đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch Covid-19".

Đây là những khung ảnh được thiết kế sẵn với logo của Bộ Y tế cùng khẩu hiệu "Đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch Covid-19".

{keywords}
Thay ảnh đại diện trên mạng xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt

Chiến dịch truyền thông này hướng tới 2 đối tượng chính là người sử dụng mạng xã hội Facebook và Zalo. Đây cũng là 2 mạng xã hội có số lượng người dùng đông đảo nhất Việt Nam hiện nay với khoảng khoảng 61 triệu user trên mỗi nền tảng. Hoạt động này nhằm thể hiện tinh thần quyết tâm của cả dân tộc trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Để thay khung ảnh đại diện, ảnh bìa, có thể vào các đường link:

- Link thay khung ảnh đại diện (avatar) trên Facebook

- Link thay ảnh đại diện (avatar) trên Zalo

- Link ảnh bìa để sử dụng trên mạng xã hội

{keywords}
Trong dịp nghỉ lễ, người dân cần quét QR check in tại các địa điểm công cộng để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. 

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, để phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân thực hiện:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng, chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép, cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt khuyến cáo "5K": Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế để phòng, chống dịch Covid-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đưa ra yêu cầu thực hiện nghiêm việc khai báo y tế bằng mã QR. Đây là một trong những biện pháp ứng dụng CNTT nhằm phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh. 

Trọng Đạt

iOS 14.5 làm rung chuyển ngành quảng cáo, cổ phiếu Facebook tăng kỷ lục

iOS 14.5 làm rung chuyển ngành quảng cáo; Cổ phiếu Facebook đạt mức kỷ lục; Microsoft chứng nhận bé 4 tuổi là chuyên gia CNTT;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Hải Nguyên - Đinh Tuấn

Giải mã cách NASA liên lạc với trực thăng và rover trên Hỏa tinh

Giải mã cách NASA liên lạc với trực thăng và rover trên Hỏa tinh

Các thiết bị thăm dò sao Hỏa của NASA ở khoảng cách rất xa với Trái Đất, vì thế, việc thông tin liên lạc là vô cùng khó khăn.

'Chính phủ Mỹ thừa nhận sự tồn tại của UFO'

Bản báo cáo về những lần bắt gặp vật thể bay không xác định (UFO) của quân đội Mỹ sẽ được công bố trong tháng 6.

Luis Elizondo, cựu sĩ quan tình báo từng đứng đầu Chương trình Xác định Hiểm họa Vũ trụ Tiên tiến (AATIP), dự án nghiên cứu về UFO của Lầu Năm Góc, cho biết tài liệu sẽ nói về những hiện tượng "không thể giải thích".

Lực lượng Hải quân Mỹ của Lầu Năm Góc từng xác nhận các video chạm trán UFO được quay năm 2004, 2015 và 2019 là thật.

Công bố báo cáo về “hiện tượng trên trời không xác định” (UAP) là một phần trong điều khoản thuộc gói cứu trợ Covid-19 trị giá 2,3 nghìn tỷ USD, được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ký trước khi rời nhiệm sở.

My sap cong bo bao cao ve UFO anh 1

Luis Elizondo, cựu sĩ quan tình báo Lầu Năm Góc khẳng định "UFO là thật". Ảnh: New York Post.

"Tôi nghĩ chính phủ Mỹ đã thừa nhận sự tồn tại của UAP", Elizondo chia sẻ với New York Post, dù ông đã ký thỏa thuận không tiết lộ bí mật trước khi rời Lầu Năm Góc năm 2017.

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ khẳng định vật thể được nhìn thấy có đặc điểm khác biệt so với những thứ tồn tại trên Trái Đất. Elizondo mô tả một phương tiện bay với vận tốc hơn 17.000 km/h và có thể đổi hướng "ngay lập tức". Để so sánh, những máy bay phản lực tiên tiến nhất của Mỹ cần không gian bằng nửa bang Ohio để đổi hướng bay.

Elizondo cũng chia sẻ về những con tàu có thể bay với độ cao hơn 24 km, thậm chí chìm dưới nước mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động.

"Nhìn thấy chúng đồng nghĩa bạn đang chạm trán với công nghệ tiên tiến hơn chúng ta... (Những thứ này) không có cánh, buồng lái, bảng điều khiển, đinh tán trên vỏ hay bộ phận đẩy rõ ràng. Bằng cách nào đó, chúng có thể vượt qua tác động của lực hút Trái Đất", Elizondo khẳng định cấu tạo các vật thể không tuân theo quy tắc kỹ thuật mà con người từng biết.

Sự tồn tại của chương trình "săn UFO" AATIP chỉ được tiết lộ vào năm 2017, khi cựu Tổng thống Trump nhắc đến đoạn video quay một vật thể tròn phía trước máy bay quân sự và vật thể hạ cánh với tốc độ rất nhanh, được Hải quân Mỹ ghi lại vào năm 2004 và 2015. Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ đều xác nhận các vật thể trong video là thật.

My sap cong bo bao cao ve UFO anh 2

Hình ảnh UFO được ghi lại bằng camera hồng ngoại trên máy bay Mỹ. Ảnh chụp màn hình.

Theo New York Times, AATIP được khởi động năm 2007 dưới sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ Harry Reid, khi đó là lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mỹ. Trong khoản ngân sách trên dưới 600 tỷ USD mỗi năm, Lầu Năm Góc dành khoảng 22 triệu USD cho chương trình. Đến năm 2012, AATIP bị chấm dứt.

Trong năm 2020, số lần nhìn thấy UFO tại New York được báo cáo là 46, tăng 31% so với năm 2019, và 283% so với 2018. Tuy nhiên, Elizondo cho biết vì nhiều "lý do sai trái", các thế hệ lãnh đạo Lầu Năm Góc không muốn tiết lộ quá nhiều thông tin về UFO cho công chúng.

"Họ cảm thấy (việc công bố) là không phù hợp. Trong một số trường hợp, họ cho rằng điều đó đi ngược niềm tin về triết học và thần học của bản thân... Họ không thể đón nhận chúng", Elizondo cho biết.

"Dường như có sự tương đồng giữa hoạt động của UAP và công nghệ hạt nhân của chúng tôi. Hoàn toàn có bằng chứng UAP rất quan tâm đến hạt nhân... Đây không phải cuộc trò chuyện về chai rượu vang giữ càng lâu thì càng ngon, mà đó là trái cây và rau thối trong tủ lạnh. Để trong tủ càng lâu, nó sẽ càng bốc mùi", cựu sĩ quan tình báo cho rằng đã đến lúc mọi thứ được phơi bày.

Theo Zing/New York Post

Dòng tweet lạ của Elon Musk về người ngoài hành tinh

Dòng tweet lạ của Elon Musk về người ngoài hành tinh

Elon Musk vừa có bài đăng bày tỏ quan điểm về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.

Vì sao Apple có đủ chip cho iPhone còn Ford thì không?

Khủng hoảng chip toàn cầu gây khốn đốn cho nhiều hãng xe hơi, trong khi các nhà sản xuất thiết bị điện tử như Apple lại báo lãi 'khủng'. Đâu là nguyên nhân?

Vì sao Apple có đủ chip cho iPhone còn Ford thì không?

Cùng ngày Ford tiết lộ chỉ có thể sản xuất một nửa lượng xe so với dự kiến vì thiếu chip, Apple lại công bố doanh thu kỷ lục khi doanh số smartphone, máy tính đều tăng mạnh. Khủng hoảng chip ảnh hưởng không đáng kể tới việc kinh doanh của “táo khuyết”.

Kết quả đối lập cho thấy những người chơi lớn trên thị trường điện tử, vốn đã quen thuộc với chuỗi cung ứng chip, hầu như tránh được sự gián đoạn lớn do thiếu chip. Trong khi đó, các nhà sản xuất xe hơi và nhà cung ứng của họ cùng những dây chuyền sản xuất “đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm” thì không.

Apple thông báo doanh thu quý này có thể giảm 3 đến 4 tỷ USD cho nguồn cung chip hạn chế. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong doanh thu dự kiến 68,94 tỷ USD, so với mức giảm 50% sản lượng của Ford.

Tuần trước, hãng xe Daimler của Đức cảnh báo khủng hoảng chip có thể tiếp diễn sang năm sau. Nút thắt cổ chai đe dọa làm trật bánh cỗ xe phục hồi kinh tế.

CEO Ford Jim Farley chỉ ra đám cháy hồi tháng 3 tại nhà máy Renesas Electronics ở Nhật Bản là yếu tố chính dẫn đến thiếu hụt chip. Dù vậy, vấn đề của Ford cũng như các hãng xe khác là kết quả từ chính quyết định của họ. Nhiều công ty cắt giảm đơn hàng từ một năm trước khi dịch bệnh bùng phát, sau đó hụt hẫng khi nhu cầu xe hơi phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn dự tính.

Ông Farley thừa nhận ngay cả khi đang làm việc 24/7 để khắc phục, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.

Apple nổi tiếng với quản lý chuỗi cung ứng và sức mua mạnh hơn bất kỳ công ty nào khác. CEO Apple cho biết vấn đề mua chip công nghệ cũ sẽ được giải quyết trong quý này. Ông dự đoán chúng sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến iPad và Mac, hai sản phẩm bán chạy trong dịch bệnh nhưng doanh số vẫn thua xa iPhone. Ngược lại, Ford đối mặt với khả năng đóng cửa sản xuất sản phẩm lợi nhuận nhất, xe bán tải F-150.

Tác động chênh lệch của khủng hoảng chip thể hiện rõ nhất trong kết quả kinh doanh của nhà cung ứng chip di động Qualcomm. Công ty báo cáo kết quả bùng nổ nhờ nhu cầu chip smartphone và chip 5G. Chip di động không bị ảnh hưởng như chip xe hơi vì chúng được sản xuất bằng công nghệ hiện đại hơn. Song smartphone vẫn cần một số chip công nghệ cũ bên cạnh chip tiên tiến.

Du Lam (Theo Reuters)

Tình trạng thiếu chip bán dẫn đang làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ

Tình trạng thiếu chip bán dẫn đang làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ

Chip bán dẫn là thành phần quan trọng của thiết bị điện tử hiện đại và có thể được tìm thấy trong hàng nghìn sản phẩm được sử dụng hàng ngày, bao gồm ô tô, máy tính, điện thoại thông minh và thiết bị y tế…

Thursday, April 29, 2021

Viettel, VinaPhone, MobiFone cùng bắt tay tuyên chiến với SIM rác

Dưới sự điều phối của Cục Viễn thông, 3 nhà mạng lớn đã bắt tay nhau cùng ký kết kế hoạch quản lý thông tin thuê bao, tiến đến việc xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn.  

Nhà mạng sẽ cùng nhau giải câu chuyện SIM rác

Thực hiện Nghị định 49/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm vừa qua, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông - TT&TT) đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm xử lý tình trạng SIM kích hoạt sẵn. 

Số liệu thống kê của Cục Viễn thông cho thấy, trong thời gian qua, các nhà mạng đã thu hồi tới 26 triệu SIM rác. Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đánh giá cao đối với kết quả này. Theo đó, số lượng SIM kích hoạt sẵn trên thị trường ngày càng giảm theo thời gian, ngành viễn thông đã ngăn chặn một cách đáng kể tình trạng SIM rác.

Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2021, tình hình SIM rác đang có dấu hiệu phức tạp trở lại. Trước tình hình đó, Cục Viễn thông và 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone đã trao đổi, tiến tới thống nhất bổ sung thêm các biện pháp nhằm tăng cường xử lý SIM rác. 

Đây là động thái thiết thực nhằm gia tăng tính hiệu quả của bản kế hoạch quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý SIM rác mà các nhà mạng đã ký năm 2019. 

{keywords}
Các nhà mạng lớn ký bổ sung kế hoạch quản lý thông tin thuê bao di động và ngăn chặn, xử lý SIM rác. Ảnh: Trọng Đạt

Theo đó, việc kích hoạt thuê bao từ nay sẽ được thực hiện trên hệ thống tập trung của doanh nghiệp, do chính nhân viên của doanh nghiệp thực hiện. Nhân viên đại lý chỉ được hỗ trợ bán hàng, nhập liệu thông tin thuê bao (nếu có).

Ngoài ra, theo bản kế hoạch này, 3 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ triển khai các giải pháp công nghệ như video call để xác thực khách hàng trước khi kích hoạt thuê bao. Bản kế hoạch mới cũng bổ sung trách nhiệm xử lý cá nhân, đơn vị của doanh nghiệp nếu để xảy ra sai phạm.

Hơn ai hết, những người lãnh đạo của các nhà mạng hiểu rõ việc xử lý SIM rác sẽ tạo tiền đề để phát triển các dịch vụ mới như Mobile Money, từ đó tạo ra không gian tăng trưởng mới. Do vậy, các nhà mạng đều thể hiện sự quyết tâm trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý SIM rác. 

Động thái nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng rác viễn thông

Ngành viễn thông đã tuyên chiến với vấn nạn SIM rác trong nhiều năm. Các kết quả hiện nay đáng ghi nhận, tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết triệt để và vẫn còn nổi cộm. 

Theo đó, vấn nạn tin rác có chiều hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, xuất hiện hiện tượng tin nhắn từ nước ngoài qua mạng Internet được đổ qua SIM rác và gửi tới các thông bao trong nước. 

{keywords}
Sau một thời gian dài tiến triển, tình trạng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn đang có chiều hướng phức tạp trở lại trong những tháng đầu năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt

Trong những tháng đầu năm 2021, theo khảo sát của Cục Viễn thông, hiện tượng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn đang có dấu hiệu quay trở lại. Tỷ lệ thuê bao mới trong 3 tháng đầu năm 2021 tăng 10%, cao hơn hẳn tốc độ bình quân trong cả năm 2020 (6%). 

Thực tiễn cho thấy, SIM kích hoạt sẵn vẫn còn tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên đó lại là các SIM được đăng ký thông tin thuê bao hợp pháp. Điều này cho thấy, việc quản lý thuê bao di động trả trước hiện vẫn còn lỗ hổng.

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, giải quyết vấn nạn rác viễn thông không chỉ cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước cũng phải có trách nhiệm hoàn thiện thêm khuôn khổ pháp lý của mình. 

Với việc ký kết hợp tác, các doanh nghiệp đã thể hiện cam kết và quyết tâm của mình một cách rõ ràng hơn. Theo thỏa thuận, sẽ có một quy chế xử phạt nội bộ nghiêm khắc. Bộ sẽ căn cứ vào mức độ thực thi để đánh giá cam kết và quyết tâm của các nhà mạng. 

{keywords}
Việc ký kết thỏa thuận thể hiện quyết tâm của các doanh nghiệp viễn thông trong việc xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác. Ảnh: Trọng Đạt

Thứ trưởng đề nghị tổ công tác dưới sự điều phối của Cục Viễn thông có biện pháp đảm bảo môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nghiêm túc thỏa thuận này. 

Sự quyết tâm của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ tạo ra sự chuyển biến căn bản, thực chất trong vấn đề quản lý thông tin thuê bao di động trả trước, từ đó xóa sạch tình trạng SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác. 

Bên cạnh việc triển khai các biện pháp theo bản kế hoạch đã được ký kết, trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ hoàn thiện trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 49/2017/NĐ-CP.

Khi được triển khai, Nghị định mới sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để doanh nghiệp có thể xử lý tình trạng SIM rác.

Bộ TT&TT cũng sẽ phối hợp trao đổi với Bộ Công an để thúc đẩy việc kết nối đối soát thông tin giữa CSDL thuê bao với CSDL dân cư. Đây là những hành động cụ thể nhằm tạo ra một môi trường không gian mạng an toàn, tin cậy. 

Trọng Đạt

VNPT và Rạng Đông ký hợp tác chuyển đổi số

Ký kết hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2020 - 2023, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RLD) sẽ cùng nhau phát huy thế mạnh của 2 đơn vị “Make in Vietnam”.

Ngày 28/4, VNPT và RLD ký kết hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2020 - 2023.

{keywords}
 Ông Ngô Diên Hy - Tổng Giám đốc Công ty VNPT-IT và đại diện Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ký thỏa thuận hợp tác

Theo đó, VNPT sẽ hỗ trợ RLD trong việc khảo sát, tư vấn, triển khai các dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin, an toàn thông tin, nền tảng công nghệ 4.0 (AI, Big Data, IoT…) để RLD thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời, VNPT sẽ cung cấp cho RLD nền tảng IoT Platform để quản lý và cấu hình thiết bị, thu thập/phân tích dữ liệu, có khả năng tùy biến kết nối với các dịch vụ đám mây và tích hợp đa dạng với các thiết bị cảm biến thông minh. Doanh nghiệp này cũng sẽ tích hợp sản phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin với các sản phẩm dịch vụ chiếu sáng thông minh phân phối cho khách hàng của RLD. 

Cùng với đó, VNPT sẽ đồng hành cùng RLD trong: giới thiệu, tham gia và triển khai các sản phẩm tích hợp công nghệ của VNPT và sản phẩm dịch vụ chiếu sáng thông minh của RLD; xây dựng mô hình đô thị thông minh có sử dụng sản phẩm dịch vụ của hai bên; tham gia vào các dự án chuyển đổi số của Bộ, ngành, địa phương. VNPT sẽ đồng hành cùng RLD trong việc đánh giá mức độ trưởng thành số, tư vấn các giải pháp chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động, cải thiện trải nghiệm khách hàng và góp phần mang lại các nguồn doanh thu mới cho RLD trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Ông Ngô Diên Hy - Tổng Giám đốc VNPT-IT cho biết: “VNPT và RLD ký kết triển khai nền tảng Internet kết nối vạn vật (IoT Platform) để bước đầu ứng dụng cho hệ thống chiếu sáng thông minh dành cho đô thị, tiếp theo là tích hợp vào Trung tâm điều hành thành phố thông minh IOC. Giai đoạn tới, trên 1 nền tảng IoT duy nhất sẽ mở rộng ra các lĩnh vực như: chiếu sáng thông minh cho nông nghiệp, kết nối nhà máy thông minh”.

{keywords}

Hướng đến là doanh nghiệp công nghệ số “Make in Vietnam”, RLD tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ 4.0 trong thực tế kinh doanh, mở rộng các mô hình kinh doanh mới. Đại diện Rạng Đông nhấn mạnh chuyển đổi số “không thể làm một mình, hợp tác cùng phát triển là rất quan trọng”. Vì vậy, trong thời gian tới, RLD sẽ đồng hành cùng Tập đoàn VNPT trong phát triển kết nối IoT Platform và các thiết bị thông minh cho khách hàng; triển khai các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ chiếu sáng thông minh phục vụ chuyển đổi số cho địa phương, doanh nghiệp và người dân; hợp tác xây dựng các mô hình chuyển đổi số nông nghiệp thông minh, bệnh viện thông minh, lớp học thông minh có khả năng nhân rộng trên toàn quốc.

{keywords}

Ông Ngô Diên Hy nhấn mạnh: “Là một tập đoàn công nghệ, VNPT xác định là doanh nghiệp tiên phong, đi đầu và có vai trò dẫn dắt trong thực hiện chuyển đổi số Quốc gia. VNPT đã và đang tiên phong trong phát triển hạ tầng dịch vụ số, tham gia xây dựng và phát triển chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số nhằm góp phần cùng Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn phát triển tiếp theo”.

Thúy Ngà

Tái chế pin xe điện sẽ là ngành hái ra tiền

Nhu cầu sử dụng pin lithium-ion đang tăng mạnh suốt 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng từ 44,2 tỷ USD vào năm 2020 lên 94,4 tỷ USD vào năm 2025, phần lớn sẽ phục vụ lĩnh vực xe điện.

M.B (Theo CNBC)

Siêu xe điện: Nhiệm vụ bất khả thi?

Siêu xe điện: Nhiệm vụ bất khả thi?

Siêu xe hoặc siêu xe bản giới hạn chạy điện đang trở thành mối bận tâm lớn của các ông lớn trong ngành siêu xe và cả những người yêu xe.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem bưu chính thứ hai về phòng, chống Covid-19

Bộ tem thứ hai về chủ đề phòng chống đại dịch Covid-19 vừa được Bộ TT&TT phát hành sáng 29/4 nhằm nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng trong việc phòng, chống và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Ngày 29/4/2021, Bộ TT&TTT chính thức phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”.

Bộ tem do họa sĩ Tô Minh Trang (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, gồm 2 mẫu tem, khuôn khổ 32 x 43mm, giá mặt 4.000 đồng cộng thêm 2.000 đồng (phụ thu) và 6.000 đồng.

Bộ tem được cung ứng tại 63 Bưu điện tỉnh, thành phố và được lưu hành rộng rãi tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU). Thời hạn cung ứng trên mạng Bưu chính công cộng từ ngày 29/4/2021 đến ngày 31/12/2022.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”
Mẫu 1 của bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”

Bên cạnh việc phát hành bộ tem, Bưu điện Việt Nam cũng đưa ra nhiều sản phẩm cùng chủ đề gồm: phong bì FDC, bưu thiếp, tem cá nhân....

Đây là bộ tem thứ hai về chủ đề phòng chống đại dịch Covid-19 do Bộ TT&TT phát hành. Bộ tem trước đó có chủ đề “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19”, được phát hành ngày 31/3/2020, là một trong những bộ tem về dịch bệnh Covid-19 đầu tiên trên thế giới.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”
Mẫu 2 của bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”

Theo Bộ TT&TT, đại dịch Covid-19 đã và đang có diễn biến phức tạp trong suốt hơn 1 năm qua và chưa có dấu hiệu dừng lại một cách triệt để, mặc dù chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát đại dịch. Ngoài những biện pháp kiểm soát hành chính, giãn cách xã hội để hạn chế lây lan dịch bệnh thì công tác tuyên truyền trong cộng đồng những phương thức để bảo vệ chính mình và những người xung quanh là một yếu tố rất quan trọng để phòng, chống dịch bệnh.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”
Bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19” do họa sỹ Tô Minh Trang của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế.

Trao đổi với Báo VietNamNet, họa sĩ Tô Minh Trang cho biết: “Quá trình tìm ý tưởng thiết kế bộ tem đã được khởi động từ trước Tết Nguyên đán, sau đó, chúng tôi đã cấp tập triển khai công việc. Vẫn thống nhất chủ đề với bộ tem thứ nhất là “Chung tay phòng, chống Covid-19” nhưng nội dung của bộ tem thứ hai này đi vào những vấn đề cụ thể hơn như: “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”; điều chế, sản xuất vắc - xin phòng chống dịch; chiến lược đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa ổn định kinh tế… Đặc biệt, hình ảnh 5K được thiết kế như 5 giọt nước lan tỏa, giống như mặt trận truyền thông góp phần nâng cao ý thức người dân về công tác phòng chống dịch”.

{keywords}
Đây là bộ tem thứ hai về chủ đề phòng chống Covid-10 do Bộ TT&TT phát hành

“Các mẫu tem đều sử dụng màu sắc tươi sáng, thể hiện sự tự tin về tương lai tốt đẹp. Ý tưởng của chúng tôi là muốn truyền đi thông điệp: Bệnh dịch toàn cầu khó tránh khỏi. Việt Nam đã đi đầu về công tác chống dịch. Giờ tiếp tục lan tỏa tinh thần sẵn sàng chống dịch và chung sống an toàn với dịch bệnh, cho tương lai Việt Nam phát triển hơn”, họa sĩ Tô Minh Trang chia sẻ thêm.

{keywords}
Đây là bộ tem thứ hai về chủ đề phòng chống Covid-10 do Bộ TT&TT phát hành

Một điểm đáng chú ý, bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19” được phát hành theo hình thức tem phụ thu. Với 2.000 đồng phụ thu từ mỗi con tem, Bộ TT&TT, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ thay mặt người dân, người sử dụng các dịch vụ bưu chính ủng hộ Quỹ Phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, góp thêm động lực và nguồn lực hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cần thiết bảo vệ các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Trước đó, để phục vụ các mục đích xã hội, nhân đạo, từ thiện, ngày 20/9/1994, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem “Vì tương lai con em chúng ta” gồm 2 mẫu, trong đó có 1 mẫu tem giá mặt 400 đồng và phụ thu 100 đồng để ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em việt Nam. Giai đoạn Tem bưu chính Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945-1946 (tem tạm thời - tem Đông dương in đè) cũng đã được in phụ thu cứu quốc trên 11 mẫu tem.

Các mẫu tem bưu chính về chủ đề phòng chống Covid-19 do Bộ TT&TT phát hành đã góp phần nâng cao khả năng tuyên truyền sâu rộng của Chính phủ đến người dân, đồng thời gửi thông điệp cho toàn thế giới về việc Việt Nam luôn sẵn sàng ứng phó và kiểm soát dịch bệnh.

Bình Minh

Phát hành đặc biệt bộ tem chào mừng Đại hội Đảng XIII

Phát hành đặc biệt bộ tem chào mừng Đại hội Đảng XIII

Bộ tem bưu chính “Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII” vừa được Bộ TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương phát hành theo nghi thức đặc biệt vào chiều 22/1 tại Hà Nội.

Wednesday, April 28, 2021

Viettel++ tung ‘bão’ voucher chào hè 2021

Chào mừng ngày lễ 30/4 và 1/5, Viettel++ ra mắt dịch vụ “Đón tiếp ưu tiếp khách hàng tại sân bay”, đồng thời tung ưu đãi hấp dẫn trên các lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, ẩm thực, mua sắm dành cho khách hàng thân thiết.

Chào mừng kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng Miền Nam (30/4) và 135 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, từ ngày 28/4/2021, Viettel Telecom triển khai dịch vụ đón tiếp ưu tiên khách hàng VIP tại sân bay Nội Bài, theo đó khách hàng được nhân viên đón tiếp, hỗ trợ làm thủ tục check-in, qua cửa an ninh ưu tiên mà không cần phải xếp hàng chờ đợi. 

Ra mắt đúng vào dịp nghỉ lễ dài ngày với nhu cầu du lịch, thăm thân qua đường hàng không tăng cao, dịch vụ ưu đãi của Viettel Telecom  sẽ mang tới cho khách hàng sự chu đáo và yên tâm trong mỗi chuyến đi. Dự kiến Viettel sẽ tiếp tục mở rộng dịch vụ tại các sân bay Tân Sân Nhất, Đà Nẵng … trong thời gian tới.

Cũng nhân dịp này, Viettel triển khai nhiều chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng thân thiết. Theo đó, chỉ với 1 điểm Viettel++, khách hàng đã có thể đổi được ưu đãi trong nhiều lĩnh vực: du lịch - ẩm thực, giải trí, mua sắm… như voucher ẩm thực tại chuỗi nhà hàng Golden Gate, Lotteria, McDonald, trà sữa TocoToco hoặc voucher mua sắm tại chuỗi GS25, di chuyển Grab…

Đặc biệt, chỉ với 100.000 điểm Viettel++, khách hàng có thể nhận ngay “Gói nghỉ dưỡng tại hệ thống khách sạn, resort hạng sang FLC và vé máy bay Bamboo hai chiều trị giá 10 triệu đồng”.  Đặc biệt, 20h tối ngày 28/4/2021, Viettel ++ sẽ tổ chức livestream “Chào hè cực chất - Ngây ngất Voucher”  trên Fanpage Viettel Telecom với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành tặng khách hàng.

{keywords}

Đặt mục tiêu trở thành một doanh nghiệp số có trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam, công tác chăm sóc khách hàng luôn được Viettel Telecom trú trọng và cải tiến từng ngày. Bên cạnh áp dụng những chính sách ưu đãi trong chăm sóc khách hàng, mang đến trải nghiệm dịch vụ chất lượng, Viettel đã chủ động triển khai kế hoạch chi tiết, các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh mạng lưới, tối ưu vùng phủ sóng để đảm bảo chất lượng mạng lưới phục vụ khách hàng, đặc biệt tại các khu vực nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… 

Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, tổng đài chăm sóc khách hàng 198 (miễn phí) luôn trực 24/24 sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng.

Thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ Viettel cũng như các chính sách ưu đãi Viettel ++ truy cập website https://ift.tt/1ck1VXL, App MyViettel hoặc liên hệ tổng đài 18008098 (miễn phí) để được hỗ trợ.

Minh Ngọc

Chaebol giúp Hàn Quốc hóa rồng và cảm hứng cho Việt Nam

Kỳ tích sông Hán được các chaebol tạo ra từ giữa thế kỷ trước đã biến một đất nước nghèo nàn lạc hậu như Hàn Quốc trở thành một nước phát triển bậc nhất châu Á.

Kỳ tích sông Hàn được các chaebol tạo ra từ giữa thế kỷ trước đã biến một đất nước nghèo nàn lạc hậu như Hàn Quốc trở thành một nước phát triển bậc nhất châu Á. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt.

“Hãy thay đổi từ chính bản thân mình”,

“Hãy bỏ qua số lượng để tập trung cho chất lượng”, 

“Hãy thay đổi mọi thứ trừ vợ con bạn”, chủ tịch Lee Kun Hee nhắc đi nhắc lại trong ‘hội nghị diên hồng’ nơi tập hợp hơn 200 lãnh đạo cấp cao của Samsung trên toàn cầu tại Frankfurt, Đức vào năm 1993. 

Không ai được ra ngoài ăn hay thậm chí đi vệ sinh trong suốt buổi họp kín kéo dài tới 10 tiếng đồng hồ này. 

Cơn thịnh nộ của chủ tịch Lee Kun Hee bắt nguồn từ chuyến ‘vi hành’ của ông đến Los Angeles. Tại đây, con trai thứ ba của nhà sáng lập Samsung tức giận ra mặt khi chứng kiến gian hàng của công ty phủ đầy bụi ở một trung tâm điện máy trong khi các đối thủ như Sony, Phillips được đặt sản phẩm tại vị trí đẹp nhất.

Sau buổi họp khẩn cấp kéo dài ba ngày ba đêm ở Frankfurt, một bản Tuyên bố đã ra đời mà sau này vẫn được xem là Kinh thánh của Samsung, trực tiếp truyền cảm hứng cho hàng trăm nghìn nhân viên để thúc đẩy sự phát triển trên mọi mặt trận của tập đoàn.

Lee Kun Hee là thế hệ lãnh đạo thứ hai của Samsung, tiếp quản vị trí chủ tịch tập đoàn nhờ được ‘phế trưởng lập thứ’ sau khi người cha, nhà sáng lập Lee Byung Chul đột ngột qua đời năm 1987.

Cho đến khi Lee Kun Hee nhắm mắt xuôi tay vào năm ngoái, vị chủ tịch này đã để lại cho người con trai duy nhất, thái tử Lee Jae Yong một đế chế điện tử hùng mạnh giá trị 62,3 tỷ USD và hai phần khác của đế chế cho hai người con gái trong một khối tài sản khổng lồ được thâu tóm bởi gia đình họ Lee, được gọi là chaebol ở Hàn Quốc.

Chaebol và kỳ tích sông Hán

Năm 2020, Samsung Electronics báo cáo doanh thu cả năm 215,8 tỷ USD, tương đương khoảng 13,4% GDP của Hàn Quốc.

Nhưng đây mới chỉ là một phần của đế chế nhà Samsung, vốn đã bị chia tách vào năm 1987 thành Samsung Group, Shinsegae Group, CJ Group và Hansol Group. 

Đến nay, đế chế nhà họ Lee vẫn là chaebol lớn nhất Hàn Quốc, nắm quyền chi phối kinh tế, chính trị và xã hội ở xứ sở kim chi. Chaebol, một từ ghép tiếng Hàn có nghĩa là tài phiệt, nhưng được hiểu là các tập đoàn gia đình được điều khiển bởi số ít đại gia tộc ở Hàn Quốc.

Có bốn chaebol lớn nhất Đại Hàn Dân Quốc hiện nay là Samsung, LG, SK và Hyundai. Các chaebol này đã vươn mình trở thành móng vuốt sắc nhọn của con rồng Hàn Quốc trong suốt thời kỳ gọi là ‘Kỳ tích sông Hán’. 

Chaebol giúp Hàn Quốc hóa rồng và cảm hứng cho Việt Nam-1

Gia tộc kiểm soát Samsung vẫn đang là chaebol lớn nhất Hàn Quốc.

Mọi chuyện khởi đầu vào năm 1961 khi thiếu tướng Park Chung Hee lên nắm quyền chủ tịch Hội đồng Tối cao Tái thiết Quốc gia trong một cuộc đảo chính quân sự. Tướng Park sau đó lên làm Tổng thống Hàn Quốc trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp và khởi đầu cho thời kỳ lao động khổ sai dưới thời nhà độc tài này. 

Cho đến khi Park Chung Hee bị ám sát năm 1979, các chaebol tiếp tục lớn mạnh không ngừng nhờ chính sách tư bản có định hướng, đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử trong khi cấm nhập khẩu vô tuyến, cấm uống cafe nhằm ‘thắt lưng buộc bụng’ trong nước... 

Sự ưu ái của chính phủ dành cho chaebol thời kỳ đó đã được cố chủ tịch Daewoo ông Kim Woo Choong khái quát qua câu nói nổi tiếng: “Nếu không có công nghệ, chúng tôi có thể đi mua. Nếu không có tiền, chúng tôi có thể đi vay và trả nợ khi nào kiếm được”. 

Chính phủ kiến tạo, chaebol thực thi đã trở thành kim chỉ nam cho kinh tế Hàn Quốc vào thời kỳ đó. Hyundai từ một công ty xây dựng đã đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô, Samsung vốn là tập đoàn rau củ quả và mía đường vươn mình trở thành nhà xuất khẩu chip nhớ và tấm nền màn hình số một thế giới. 

Tất nhiên, sự vươn lên của chaebol cũng là sự thất bại cho những kẻ khác. Samsung mạnh lên khiến Motorola phải chia tách, Nokia cắn răng bán mảng di động và khiến chính chaebol khác là LG buộc lòng từ bỏ mảng kinh doanh điện thoại ở Mỹ.

Không chỉ chi phối kinh tế, các chaebol còn làm lũng đoạn Nhà Xanh. Lee Myung Bak, Tổng thống thứ 10 của Hàn Quốc bị kết án 17 năm tù trong đó có các tội danh nhận hối lộ 5,9 triệu USD từ tập đoàn Samsung. Nhờ đó, cố chủ tịch Lee Kun Hee đã được ân xá năm 2009 dù bị kết tội cổ cồn trắng, tức các loại tội phạm không sử dụng bạo lực để đạt được lợi ích tài chính. 

Tổng thống bị phế truất Park Geun Hye, con gái nhà độc tài Park Chung Hee, cũng bị y án 20 năm tù vì tội nhận hối lộ thông qua người bạn tâm giao Choi Soon Sil. Sự việc khiến thái tử Lee Jae Yong cũng bị kết án 30 tháng tù vì tội hối lộ cho bà Park để đảm bảo quyền kiểm soát Samsung. 

64 chaebol hiện chiếm tới 84,3% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc nhưng chỉ tạo ra 10% việc làm, theo một báo cáo năm 2020 đăng trên tờ thời báo uy tín Hankyoreh của Hàn Quốc. 

Điều này phần nào phản ánh sự căm ghét, ghê sợ lẫn e ngại của người dân Hàn Quốc mỗi khi nhắc đến các đại gia tộc chaebol, vốn không thể sụp đổ theo học thuyết nổi tiếng ‘Too big to fail’ của người Mỹ. 

Bài học cho các nước khác và cảm hứng cho Việt Nam

Chaebol luôn bị các học giả phương Tây chỉ trích vì làm lũng đoạn nền kinh tế và chuyển giao quyền lực kiểu cha truyền con nối. Chính sách ưu đãi về thuế, giãn nợ cho các khoản vay, cấp vốn và các dự án đặc biệt dành cho chaebol đã giúp Hàn Quốc hóa rồng chỉ trong chưa đầy nửa thế kỷ với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đều trên 10%.

Tất nhiên không chỉ có kinh nghiệm thành công, chaebol cũng để lại những bài học thất bại đớn đau. Năm 1999, Daewoo một chaebol khổng lồ chỉ sau Hyundai khi đó đã tuyên bố phá sản và để lại khoản nợ kỷ lục 50 tỷ USD.

Công thức dùng chaebol để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế có thể được sao chép lại nhưng cần có sự tùy biến cho phù hợp với từng quốc gia, từng hoàn cảnh cụ thể. 

Chaebol giúp Hàn Quốc hóa rồng và cảm hứng cho Việt Nam-2

Giai đoạn tăng trưởng thần tốc của Hàn Quốc từ giữa thế kỷ 20 còn được gọi là Kỳ tích sông Hán.

Tại Việt Nam, cuốn sách được dịch ra mang tựa đề "Lee Kun Hee" đã được rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tìm đọc. Cuốn sách nay được xem là cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam không chỉ kinh doanh 1 ngành nghề mà bắt đầu lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác nhau.

Những Tập đoàn lớn như Viettel không còn là tập đoàn viễn thông truyền thống mà đã chuyển thành tập đoàn công nghệ với nhiều ngành nghề mới như sản xuất thiết bị quân sự, sản xuất thiết bị viễn thông… và mới đây là nhảy vào lĩnh vực thu phí không dừng. 

Vingroup - một tập đoàn xuất thân từ bất động sản đã nhảy sang rất nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, bán lẻ và bắt đầu tuyên bố trở thành tập đoàn công nghệ khi nhảy vào lĩnh vực sản xuất ô tô và smartphone. Đây có lẽ là mô hình mang dáng dấp chaebol rõ nét nhất của Việt Nam. 

Cùng với mô hình như Viettel, Vingroup, còn rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đang mở rộng sang nhiều ngành nghề mà đặc biệt lấn sang lĩnh vực công nghệ như VPbank, MB, VietJet… Tất cả đều là những tập đoàn có nền tảng phát triển vững mạnh trong nước với khát vọng vươn ra nước ngoài đem lại giá trị thặng dư cho Việt Nam. 

Tuy nhiên, để lặp lại kỳ tích của người Hàn đòi hỏi ý chí sáng suốt của nhà lãnh đạo, quyết tâm của tập thể với một văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng nhằm tạo ra giá trị cốt lõi nhất, mà mỗi doanh nghiệp như Viettel, Vinamilk hay Vingroup cần phải tự mình tìm ra lời giải riêng biệt trước đòi hỏi thay đổi cấp thiết và căn bản ở thời đại 4.0 này. Chúng ta hy vọng một tương lai không xa Việt Nam sẽ có những chaebol như Hàn Quốc với quyết tâm cháy bỏng của Chính phủ về một Việt Nam hùng cường.

Phương Nguyễn

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”

Ngày 29/4, Bộ TT&TT phát hành bộ tem bưu chính “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19” gồm 2 mẫu tem khuôn khổ 32 x 43 mm, có giá mặt 4.000 đồng + 2.000 đồng (phụ thu) và 6.000 đồng.

Đại dịch Covid-19 đã và đang có diễn biến phức tạp trong suốt hơn 1 năm qua và chưa có dấu hiệu dừng lại một cách triệt để, mặc dù chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát đại dịch.

Bên cạnh các biện pháp kiểm soát hành chính, giãn cách xã hội để hạn chế lây lan dịch bệnh, công tác tuyên truyền trong cộng đồng những phương thức để bảo vệ chính mình và những người xung quanh là một yếu tố quan trọng để phòng, chống dịch bệnh.

Những ngày này, thế giới đang chứng kiến sự thảm khốc của dịch bệnh Covid-19. Các nước Ấn Độ, Lào và Campuchia ngay gần chúng ta có con số người nhiễm bệnh tăng cao mỗi ngày là nguy cơ đe dọa dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, hệ thống phòng dịch đã được Chính phủ và Bộ Y tế nâng mức cảnh báo, các tỉnh có nguy cơ cao đã kích hoạt hệ thống phòng dịch, cả hệ thống chính trị đã chủ động ứng phó với nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”
Mẫu 1 của bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”

Với mong muốn tiếp tục lan tỏa, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của từng cá nhân, cộng đồng về tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc phòng, chống và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, đồng thời tập trung cao độ để thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, ngày 29/4, Bộ TT&TT phát hành bộ tem bưu chính thứ hai về chủ đề Covid-19: “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”
Mẫu 2 của bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”

Bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19” gồm 2 mẫu, trong đó mẫu 1 có giá mặt 4.000 đồng + 2.000 đồng (phụ thu) và mẫu 2 có giá mặt 6.000 đồng.

Với 2.000 đồng (phụ thu), Bộ TT&TT và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ thay mặt người dân, người sử dụng các dịch vụ bưu chính ủng hộ tới Quỹ phòng chống dịch bệnh của Chính phủ (Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Mục đích là nhằm tiếp thêm động lực và nguồn lực hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cần thiết để bảo vệ các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”
Bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19” do họa sỹ Tô Minh Trang của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế.

Có khuôn khổ 32 x 43 mm, bộ tem do họa sĩ Tô Minh Trang công tác tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế. Bên cạnh việc phát hành bộ tem, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cũng đưa ra các sản phẩm cùng chủ đề: phong bì FDC, bưu thiếp, tem cá nhân....

Bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19” có thời hạn cung ứng trên mạng Bưu chính công cộng từ ngày 29/4/2021 đến ngày 31/12/2022. Bộ tem được cung ứng tại 63 Bưu điện tỉnh, thành phố và được lưu hành rộng rãi tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới - UPU.

Trước đó, bộ tem “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” được Bộ TT&TT phát hành ngày 31/3/2020 đã góp phần là 1 kênh tuyên truyền sâu rộng của Chính phủ đến người dân và thông điệp cho toàn thế giới Việt Nam luôn sẵn sàng ứng phó và kiểm soát dịch bệnh. Đây cũng là một trong những bộ tem về dịch bệnh Covid-19 đầu tiên trên thế giới.

Bộ TT&TT phát hành bộ tem “Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19”
Bộ tem “Vì tương lai con em chúng ta” phát hành ngày 20/9/1994 có mẫu 1 phụ thu 100 đồng để ủng hộ "Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam".

Để phục vụ các mục đích xã hội, nhân đạo, từ thiện, ngày 20/9/1994, Bưu chính Việt Nam từng phát hành bộ tem mã số 692 “Vì tương lai con em chúng ta” gồm 02 mẫu, trong đó có 01 mẫu tem giá mặt 400 đồng và phụ thu 100 đồng để ủng hộ “Quỹ bảo trợ trẻ em việt Nam”. Giai đoạn Tem bưu chính Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945-1946 (Tem tạm thời - Tem Đông dương in đè) cũng đã được in phụ thu cứu quốc trên 11 mẫu tem.

M.T

Phát hành đặc biệt bộ tem chào mừng Đại hội Đảng XIII

Phát hành đặc biệt bộ tem chào mừng Đại hội Đảng XIII

Bộ tem bưu chính “Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII” vừa được Bộ TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương phát hành theo nghi thức đặc biệt vào chiều 22/1 tại Hà Nội.

Apple lại lãi đậm nhờ iPhone bất chấp đại dịch Covid-19

Apple ghi nhận kết quả kinh doanh thuận lợi trong 3 tháng đầu năm, một phần nhờ đà tăng trưởng mạnh mẽ của iPhone.

Apple vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với hàng loạt con số ấn tượng, đặc biệt là mức tăng doanh thu của iPhone, iPad và mảng dịch vụ so với một năm trước.

Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2021, Apple thu về 89,6 tỷ USD, lợi nhuận 23,6 tỷ USD. Cùng kỳ năm rồi, con số này tương ứng là 58,3 tỷ USD11,25 tỷ USD. Như vậy, cả doanh thu và lợi nhuận của hãng đều tăng hơn 50% so với quý II/2020. Con số này cũng cao hơn mức dự đoán từ 77,1-79,77 tỷ USD do các hãng phân tích tài chính đưa ra.

Apple tang truong manh nho iPhone anh 1

iPhone tiếp tục là "gà đẻ trứng vàng" của Apple. Ảnh: Phone Arena.

Theo Phone Arena, doanh thu từ iPhone đóng góp quan trọng vào thành công của Apple. Trong 3 tháng đầu năm 2021, bất chấp tình hình đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao, iPhone vẫn mang về 47,94 tỷ USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm rồi.

Thành công của dòng smartphone này phần lớn đến từ iPhone 12 với kết nối 5G và thiết kế mang dáng dấp đặc trưng từ iPhone 4/4s. Theo The Verge, có thông tin cho rằng iPhone 12 mini không được thị trường chào đón như kỳ vọng của Apple, tuy nhiên, doanh số từ các model còn lại đã bù đắp thiết bị này.

Một sản phẩm phần cứng thành công khác là iPad. Dòng máy tính bảng của Apple có mức tăng đến 79% sau một năm (từ 4,37 tỷ USD lên 7,81 tỷ USD). Kết quả này một phần do sự bùng phát của Covid-19. Dịch bệnh khiến các hoạt động thông thường bị ngưng trệ, thay vào đó là nhu cầu làm việc, học tập tại nhà, giải trí, xem phim...

Apple tang truong manh nho iPhone anh 2

Doanh thu iPad tăng đến 79% so với cùng kỳ. Ảnh: Phone Arena.

Doanh thu từ mảng dịch vụ, bao gồm Apple Music, Arcade, TV+, News+, Apple Pay, App Store, iCloud, AppleCare+... đạt 16,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với quý II/2020. Đây là con số tăng trưởng theo quý cao kỷ lục của lĩnh vực này. Đặc biệt, Giám đốc Tài chính của Apple, Luca Maestri, tiết lộ tổng thuê bao trả phí cho các dịch vụ đã lên đến mốc 660 triệu người.

Mảng Thiết bị đeo, Gia đình và Phụ kiện, với 2 sản phẩm chủ lực là Apple Watch và AirPods, mang về 7,84 tỷ USD, tăng 24,8% so với mức 6,28 tỷ USD của năm trước.

Doanh thu từ máy tính Mac, sản phẩm phần cứng truyền thống của Apple, cũng tăng 70% so với 3 tháng đầu năm 2020, góp thêm 9,1 tỷ USD vào túi tiền khổng lồ của hãng.

Bên cạnh kết quả kinh doanh thuận lợi, Apple thông báo sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt với mức 0,22 USD/cổ phiếu vào ngày 13/5. Hội đồng quản trị của hãng cũng chi 90 tỷ USD để mua lại cổ phần.

"Chúng tôi tự hào về kết quả hoạt động quý của mình, bao gồm kỷ lục doanh thu ở các thị trường và mức tăng trưởng 2 con số trong mỗi danh mục sản phẩm. Những kết quả này giúp Apple tạo ra lợi nhuận xấp xỉ 24 tỷ USD và trả lại gần 23 tỷ USD cho các cổ đông trong quý", Luca Maestri cho biết.

Vài giờ sau báo cáo tài chính quý II/2021, giá cổ phiếu của Apple tăng 3% so với đầu phiên, lên 138,41 USD và trở về mức 136,32 USD tại thời điểm sàn chứng khoán đóng cửa, cao hơn 2,05% khi thị trường mở vào buổi sáng.

Theo Zing/Phone Arena

Facebook và Apple “đại chiến” vì iOS 14.5

Facebook và Apple “đại chiến” vì iOS 14.5

Với việc tung ra hệ điều hành iOS 14.5, Apple đang khiến mạng xã hội lớn nhất hành tinh "nhấp nhổm" vì có thể tác động trực tiếp tới mảng kinh doanh của Facebook.

Mất 32 triệu USD sau cuộc gọi điện thoại lừa đảo

Một cụ bà 90 tuổi sống tại Hồng Kông đã bị lừa 32 triệu USD sau một cú điện thoại lừa đảo. Đây được xem là một trong những vụ lừa đảo qua điện thoại gây thiệt hại lớn nhất thế giới.

Mất 32 triệu USD sau cuộc gọi điện thoại lừa đảo - 1

Cụ bà giàu có đã bị mất 32 triệu USD sau cú điện thoại lừa đảo (Ảnh minh họa).

Một cụ bà 90 tuổi, với danh tính không được tiết lộ, sống tại khu đô thị The Peak, một trong những khu vực giàu có bậc nhất tại Hồng Kông (Trung Quốc) đã trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo qua điện thoại.

Theo đó, những kẻ lừa đảo đã liên hệ bằng điện thoại với cụ bà này, giả danh là quan chức cảnh sát của Trung Quốc, cho biết bà có liên quan đến một vụ án hình sự nghiêm trọng tại Trung Quốc đại lục.

Những kẻ lừa đảo đã yêu cầu bà gửi toàn bộ số tiền có trong tài khoản ngân hàng của mình vào tài khoản của cảnh sát để được giám sát và phục vụ cho công tác điều tra. Ít ngày sau, một người giả danh cảnh sát đã có mặt tại nhà riêng của cụ bà này, đưa cho bà một chiếc điện thoại di động chuyên dụng và thẻ SIM để liên lạc với một kẻ giả danh cảnh sát khác. Người phụ nữ này sau đó đã bị thuyết phục và thực hiện 11 lần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của những kẻ lừa đảo, với số tiền lên đến 250 triệu đô la Hồng Kông (tương đương 32 triệu USD).

Vụ lừa đảo chỉ bị phát hiện sau khi một người giúp việc cho cụ bà này nghĩ rằng có điều gì đó bất thường đang xảy ra nên liên lạc với con gái của cụ bà để nhờ giúp đỡ. Người này sau khi nghe kể lại mọi chuyện đã lập tức gọi điện báo cảnh sát.

Cảnh sát đã tiến hành điều tra vụ việc và bắt giữ một thanh niên 19 tuổi, người đứng sau toàn bộ kế hoạch lừa đảo nhằm vào cụ bà giàu có.

Tỷ lệ các vụ lừa đảo qua điện thoại tại Hồng Kông cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Trong năm 2020, tổng cộng có 1.193 vụ lừa đảo qua điện thoại được báo cáo, với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến 574 triệu đô la Hồng Kông. Tính riêng trong quý I/2021, số vụ lừa đảo qua điện thoại tại Hồng Kông đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, với số tiền bị chiếm đoạt 350 triệu đô la Hồng Kông.

Hồng Kông là một trong những nơi có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới. Đây là nơi có rất nhiều tỷ phú, sống trong những căn biệt thự hạng sang rộng lớn, nhưng có rất nhiều gia đình phải sống trong những "chuồng cọp" với diện tích rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người nằm.

Cảnh sát Hồng Kông cho biết những người cao tuổi giàu có đang trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo qua điện thoại, khi những người này thường sẵn sàng chuyển tiền để thực hiện các khoản đầu tư tưởng chừng như hấp dẫn, nhưng không hề có thực và số tiền đó sẽ "vào túi" những kẻ lừa đảo mà không cách nào lấy lại được.

Hình thức lừa đảo qua điện thoại cũng xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam, với những chiêu trò tương tự như đã đề cập ở trên. Không ít người tại Việt Nam cũng đã mất một số tiền lớn sau khi thực hiện theo yêu cầu của những kẻ lừa đảo. Do vậy, mọi người cần phải thực sự tỉnh táo, nhận biết được các chiêu trò của những kẻ lừa đảo qua điện thoại để tránh bị mất tiền oan.

Theo Dantri/SCMP/NDTV

Mất 154 triệu đồng sau 10 ngày vì dùng app đa cấp Bounty

Mất 154 triệu đồng sau 10 ngày vì dùng app đa cấp Bounty

Nạn nhân của Bounty thừa nhận biết app sẽ sập trong tương lai. Tuy nhiên, người này không ngờ chỉ sau vài ngày tham gia, cô đã không còn rút được tiền.

Hiểm họa Internet mới đang âm thầm diễn ra

Ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân dùng VPN và những mạng riêng ảo này kém bảo mật sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vụ hack SolarWinds gây rúng động nước Mỹ là ví dụ rõ nhất.

Ẩn sau các vụ hack "bom tấn" gần đây là một mối đe dọa tồn tại nhiều năm nay nhưng ít được chú ý đến. Chúng nhằm vào hệ thống mạng riêng ảo (VPN) mà các tổ chức lớn đang sử dụng. Tờ Wired nhận định việc hack VPN có thể xem là một hiểm họa mới của thế giới Internet, đang âm thầm diễn ra với hậu quả khó lường.

{keywords}
Hiểm họa Internet mới đang âm thầm diễn ra

Gần đây nhất là cuộc tấn công liên quan đến ứng dụng VPN doanh nghiệp được phát triển bởi Pulse Secure. Vụ tấn công ảnh hưởng đến khoảng 100 công ty, 9 cơ quan liên bang lớn tại Mỹ. Thông qua những lỗ hổng của ứng dụng này, tin tặc được cho đã xâm nhập vào máy tính của nhiều công ty và quan chức chính phủ. Nạn nhân của cuộc tấn công này trải dài trên toàn cầu và nhắm vào những mục tiêu lớn có giá trị như các nhà thầu quốc phòng, tổ chức tài chính và chính phủ.

VPN là một hệ thống mạng riêng ảo có thể kết nối an toàn khi tham gia vào mạng công cộng. Tại các tập đoàn, công ty lớn, cơ sở giáo dục, cơ quan chính phủ đều sử dụng VPN riêng để người dùng kết nối. Do vậy, mỗi người sẽ có một tài khoản xác thực để truy cập vào hệ thống của tổ chức.

“Một khi tin tặc có những thông tin đăng nhập này, họ không còn cần tới những email lừa đảo hoặc các phần mềm độc hại tùy chỉnh để ăn cắp tài khoản”, Sarah Jones, nhà phân tích chính cấp cao tại FireEye cho biết.

FireEye phát hiện những thủ đoạn trên dường như có liên quan tới Trung Quốc và mục tiêu của họ chứa những thông tin nhạy cảm mà các nhóm gián điệp hướng tới. Slowpulse, một trong những phần mềm độc hại được dùng để bỏ qua các tính năng xác thực mặc định.

Ivanti, công ty mẹ của Pulse Secure, quan ngại rằng nếu số người bị ảnh hưởng ngày càng tăng, việc giải quyết triệt để sẽ trở nên khó khăn hơn.

“Để hiểu được các phần mềm độc hại đang làm gì trên hệ thống của Pulse Secure, trước tiên chúng tôi cần phải nắm rõ thông tin của những đoạn mã được tạo bởi kỹ sư của Pulse Secure, điều mà các kẻ tấn công đã tự tìm ra được”, Stephen Eckels, kỹ sư tại FireEye cho biết thêm.

Stephen Eckels cũng cho rằng các doanh nghiệp cần nhanh chóng cải tiến quy trình bảo mật và đón nhận những công nghệ phần cứng mới.

Theo FireEye, các cuộc tấn công VPN này có liên quan tới các lỗ hổng từng được cảnh báo từ năm 2019. Trong thời điểm đó lỗ hổng từ Pulse Secure VPN đã tạo cơ hội cho một nhóm ransomware (mã độc bắt cóc dữ liệu, tống tiền) uy hiếp công ty bảo hiểm du lịch Travelex. Chuyên gia an ninh mạng Troy Mursch cho biết các tổ chức an ninh mạng quốc gia, cơ quan thực thi pháp luật cùng hàng nghìn công ty sẽ có nguy cơ bị tấn công mặc dù được cảnh báo sớm.

Do tính phức tạp của các giao thức bảo mật Internet cùng với xu hướng làm việc từ xa đang gia tăng, các doanh nghiệp càng có nhu cầu dùng VPN để đơn giản hóa việc đăng nhập vào mạng của công ty. Theo Mursch, việc có thêm nhiều lỗ hổng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho tin tặc. Tương tự, VPN càng đông người dùng, việc phát hiện kẻ xấu càng khó khăn.

Vijay Sarvepalli, chuyên gia bảo mật cấp cao của CERT, cho rằng VPN mang đến thuận tiện cho các tổ chức lớn. Tuy nhiên, những công ty phát triển VPN chưa xem xét kỹ các rủi ro để chuẩn bị kế hoạch phòng ngừa khi khách hàng của họ bị tấn công.

Theo Zing/Wired

Nhiều nhóm tấn công APT đã khai thác lỗ hổng mới trong Microsoft Exchange

Nhiều nhóm tấn công APT đã khai thác lỗ hổng mới trong Microsoft Exchange

Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), 4 lỗ hổng mới nghiêm trọng trong máy chủ thư điện tử Microsoft Exchange dù chưa có mã khai thác công khai trên Internet song có thể nhiều nhóm APT vẫn khai thác được.