Sunday, July 5, 2020

TikTok nói gì khi bị kêu gọi xóa app, tẩy chay?

CEO của TikTok cho biết trung tâm dữ liệu của người dùng Ấn Độ đang đặt ở Singapore chứ không phải ở Trung Quốc, công ty có kế hoạch chuyển cơ sở dữ liệu này về Ấn Độ.

Theo Reuters, Kevin Mayer, CEO toàn cầu của TikTok cho biết chính phủ Trung Quốc chưa từng yêu cầu công ty này cung cấp dữ liệu người dùng có được từ ứng dụng, và nếu có một yêu cầu như vậy, TikTok sẽ từ chối.

Trước đó, Bộ Công nghệ Ấn Độ đã công bố lệnh cấm với khoảng 60 ứng dụng di động có liên quan đến Trung Quốc, trong danh sách có hàng loạt cái tên nổi bật như Wechat của Tencent, UC Browser của Alibaba, TikTok của ByteDance...

Chính phủ quốc gia này cũng yêu cầu Google và Apple gỡ toàn bộ những ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc ra khỏi danh sách Play Store và App Store để hạn chế lượng người dùng có thể tiếp cận tới chúng.

"Tôi xác nhận chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu chúng tôi cung cấp dữ liệu người dùng TikTok Ấn Độ. Nếu TikTok nhận được một đề nghị như vậy trong tương lai, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp", Mayer viết trong lá thư gửi chính phủ Ấn Độ ngày 28/6.

TikTok quay lung voi Trung Quoc, TikTok bi An Do cam, TikTok mat thi phan An Do anh 1

Người dân Ấn Độ biểu tình kêu gọi tẩy chay các sản phẩm và ứng dụng di động có liên quan tới Trung Quốc. Ảnh: PTI Photo.

Lệnh cấm các ứng dụng di động "Made in China" là một phần của phong trào tẩy chay sản phẩm Trung Quốc đang lan rộng ở nhiều lĩnh vực tại Ấn Độ.

Nguyên nhân xuất phát từ một bộ phận người dân tin rằng Vũ Hán đã cố tình lây truyền virus corona ra toàn cầu, sau đó cuộc đụng độ ở khu vực biên giới làm thiệt mạng ít nhất 20 quân nhân người Ấn đã đẩy làn sóng tẩy chay thành phong trào khắp cả nước.

Chính phủ Ấn Độ cho biết lệnh cấm sẽ không bị thu hồi trong thời gian ngắn. Các luật sư hay cơ quan hành pháp quốc tế cũng khó có thể tác động đến quyết định này vì Ấn Độ đã viện dẫn "những lo ngại về an ninh quốc gia" cho lệnh cấm.

Về phần TikTok, lệnh cấm đã lấy đi thị phần người dùng lớn nhất của ứng dụng này trên toàn cầu, thị phần lớn thứ 2 là Mỹ. Lệnh cấm cũng tạo điều kiện cho các đối thủ quốc nội phát triển hơn, cụ thể là ứng dụng Roposo đã có thêm 22 triệu người dùng mới trong 48h lệnh cấm có hiệu lực.

Trong lá thư gửi chính phủ Ấn Độ ngày 28/6, Mayer cũng đề cập tới khoản đầu tư tài chính khoảng 1 tỷ USD và TikTok đã tạo ra hơn 3.500 việc làm cho người dân Ấn Độ.

"Quyền riêng tư của người dùng, an ninh và chủ quyền của Ấn Độ là vô cùng quan trọng với TikTok. Trung tâm dữ liệu của thị trường Ấn Độ hiện đặt ở Singapore, chúng tôi đang lên kế hoạch chuyển chúng về đây", Mayer trình bày.

Không chỉ gặp làn sóng tẩy chay tại Ấn Độ, TikTok đang gặp vô số chỉ trích từ các chuyên gia bảo mật và chính quyền các quốc gia khác. Trong đó có Mỹ, chính phủ quốc gia này cấm toàn bộ các lực lượng quân đội sử dụng TikTok vì lo ngại lộ bí mật quân sự.

Ngày 1/7, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous cũng lên tiếng cảnh báo "Hãy xóa TikTok ngay" vì ứng dụng lấy rất nhiều dữ liệu hơn Facebook, Youtube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà người dùng từng biết.

Theo Zing

Nhóm hacker đáng sợ Anonymous 'tuyên chiến' với TikTok

Nhóm hacker đáng sợ Anonymous 'tuyên chiến' với TikTok

Nhóm hacker khét tiếng Anonymous đã gọi ứng dụng mạng xã hội TikTok là "công cụ gián điệp", đồng thời kêu gọi người dùng gỡ bỏ ứng dụng này khỏi thiết bị của mình.

No comments:

Post a Comment