Trong khi các mạng xã hội khác đã kiểm soát chặt hơn nội dung độc hại, kích động từ thù ghét và bạo lực, Facebook vẫn đang bị coi là “làm quá ít, quá muộn”.
“Con cho bát đĩa vào máy rửa rồi”, nhà bình luận Kara Swisher của New York Times kể lại lời con trai nói với bà, trong một bài bình luận trên tờ báo này. “Như thể đó là việc tôi phải cảm ơn, thay vì một việc nghiễm nhiên phải làm”.
Bà Swisher so sánh câu nói đó như những gì Facebook và giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đang làm, đối với những nội dung mang tính kỳ thị, sai sự thật trên chính mạng xã hội này.
“Bạn không được vỗ tay cho những điều có thể đúng đắn nhưng nhỏ nhặt, sau khi đã sai lầm quá lâu”, Swisher viết.
|
CEO Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Reuters. |
Sự nhượng bộ muộn màng
Tuần trước, Facebook tuyên bố cuối cùng đã “gắn nhãn” đối với những nội dung sai sự thật, kích động nhất đến từ Tổng thống Trump, sau nhiều năm để cho các nội dung đó phát tán. Nhưng điều đó được đánh giá là “quá ít, quá muộn”.
“Quá tính toán. Ông và các giám đốc Facebook cứ lặp đi lặp lại những câu nói nhàm chán: ‘Chúng tôi biết chúng tôi phải làm nhiều hơn’”, bài bình luận trên New York Times viết. “Thật mệt mỏi”.
Ngay trước đó, Facebook khẳng định với các nhân viên là công ty sẽ không nhượng bộ trong vấn đề này. Có lẽ sự thay đổi là phản ứng đối với chiến dịch thuyết phục các nhà quảng cáo tẩy chay Facebook - phong trào có tên “Stop the Hate for Profit” (tạm dịch: hãy thôi trục lợi từ (nội dung) thù ghét).
Sau nhiều năm gây áp lực không thành, những nhà hoạt động giờ đây đang có đà trong việc “đánh” vào ví tiền của Facebook, thổi bay đi hàng tỷ USD khỏi giá trị của Facebook trên thị trường khi giá cổ phiếu giảm.
Chiến dịch trên nhắm thẳng vào Facebook và đã được nhiều công ty tham gia, bao gồm những tên tuổi như Pantagonia, REI và nổi bật nhất là ông lớn hàng tiêu dùng Unilever.
Một số công ty lớn khác như Starbucks và Coca-Cola không tham gia “Stop the Hate”, thay vào đó tuyên bố cắt giảm marketing trên các mạng xã hội.
Nhưng cây viết Swisher cho rằng như vậy là đánh đồng, và các mạng xã hội không giống nhau, sẽ làm thiệt hại cho các mạng xã hội như Snap và Twitter, cả hai đều đã cố gắng đối phó với vấn đề này theo cách chủ động hơn.
“Họ có ít nguồn lực hơn để chịu đựng một cơn khô hạn quảng cáo. Vì Facebook và Google là hai tay chơi lớn nhất trong cuộc chơi quảng cáo trên mạng, vấn đề về sự thù ghét và tin giả tràn lan trên mạng xã hội phải do hai công ty này giải quyết”, bà Swisher viết.
Một số người đang dựa vào Facebook để quảng cáo không muốn lên tiếng về Facebook, lo ngại ảnh hưởng tới mối quan hệ. Rõ ràng Facebook nắm “đằng chuôi” trong mối quan hệ này.
“Tôi vẫn phải đặt quảng cáo ở đó vì không còn lựa chọn khác”, lãnh đạo một công ty cỡ trung vốn có nhiều khách từ Facebook cho biết.
Ông lớn như Starbucks cũng không từ bỏ Facebook, nơi mà hãng này có 36 triệu người theo dõi. “Hãy bắt đầu ngày mới với cà phê ủ lạnh”, một bài đăng cho biết.
|
Facebook đang bị hàng loạt thương hiệu lớn tẩy chay. Ảnh: Financial Times. |
Chậm chân hơn các nền tảng khác
“Tôi không đổ lỗi cho Starbucks và Coca-Cola hay bất cứ chủ doanh nghiệp nào không muốn từ bỏ Facebook. Mọi nhà quảng cáo đều cần Facebook và cả Instagram để hoạt động được trong môi trường truyền thông ngày nay”, tác giả bài bình luận của New York Times viết.
Nhưng về cá nhân, bà cho biết Facebook không giúp được nhiều cho bà.
“Đã đến lúc ra đi. Sau nhiều năm trì hoãn, và cũng không dùng Facebook nhiều, tuần này tôi cuối cùng đã có bước đi lớn hướng đến việc bỏ Facebook, cho dừng trang cá nhân của tôi và không đăng trang thương hiệu của mình nữa”, bà Swisher viết.
Đó là một quá trình đòi hỏi nhiều cú click chuột, và Facebook liên tục hiện hộp thoại hỏi “Bạn có chắc không”, “Bạn có thực sự chắc chắn ch”.
Bà Swisher nhiều khả năng sẽ xóa hẳn các trang này, và cả tài khoản Instagram, một khi quyết định được nên làm gì với các nội dung trên đó, “như một chiếc hộp trong kho”.
“Tôi được Facebook hỏi vì sao lại làm vậy, và tôi chọn ‘Khác’ từ một menu dài các nguyên nhân, mà nếu được chọn nhiều hơn một thì tôi sẽ chọn khá nhiều. Chẳng hạn như: tôi có lo ngại về quyền riêng tư, tôi không cảm thấy an toàn trên Facebook, tôi không thấy Facebook hữu ích”, bà Swisher viết.
“Tôi đã dọn dẹp thế giới của mình... nhưng tôi không tin rằng ông, Mark Zuckerberg, sẽ làm phần của mình trong việc dọn dẹp phần còn lại của thế giới. Giá cổ phiếu vẫn cao và quyền kiểm soát tuyệt đối của ông giúp ông có thể tiếp tục làm những gì ông muốn”.
“Vì ông không phải con trai tôi - khá may cho ông! - tôi không thể làm được gì. Nhưng tôi hy vọng vào sự tiến bộ, dù có khó khăn, đau đớn thế nào, vì Facebook, vì các nhà quảng cáo, và vì tất cả chúng ta”.
Tuần này, các nền tảng lớn khác đã bắt đầu có những thay đổi được kỳ vọng lâu nay trong chính sách nội dung, bao gồm cấm một cộng đồng thảo luận ủng hộ Trump trên Reddit và tạm dừng tài khoản của Tổng thống Trump vì “nội dung” thù hận (trên Twitter).
“Mark, ông cần phải cho bát đĩa vào máy rửa bát, mà không cần người khác phải đề nghị, vì đó là điều nghiễm nhiên phải làm”, bà Swisher kết thúc bài bình luận trên New York Times.
Theo Zing
'Bóng ma' Cambridge Analytica sắp quay lại với Facebook
Dữ liệu người dùng Facebook được chia sẻ với nhà phát triển bên thứ ba kể cả khi người dùng không sử dụng ứng dụng 90 ngày.
No comments:
Post a Comment