Thursday, July 2, 2020

Make in Việt Nam: Viettel và hành trình kiến tạo xã hội số

Nghị quyết 52 được Bộ Chính trị ban hành năm 2019 và chiến lược Make in Việt Nam ở tầm Chính phủ đã và đang xây đắp nền móng, tạo ra những thời cơ mới cho những tập đoàn công nghệ lớn như Viettel.

Dự báo chiến lược để “bắt” lấy cơ hội

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) đã định hướng cho chuyển đổi số Việt Nam. Tại nghị quyết này, mục tiêu rõ ràng đã được đặt ra: kinh tế số trong tương lai sẽ chiếm 30% GDP.

Còn nhớ, tại diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 diễn ra đầu tháng 10/2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng nếu có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên, gia nhập hàng ngũ các quốc gia phát triển. Ông nhấn mạnh,chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Và đây lại càng là lợi thế của Việt Nam khi chúng ta có Đảng lãnh đạo, có thể ra được những quyết sách lớn một cách nhanh và tập trung. Nghị quyết 52 là một ví dụ như vậy.

Đề cập đến chiến lược “Make in Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, khát vọng xây dựng một nền kinh tế tự cường. Cuộc cách mạng 4.0 và quá trình chuyển đổi số là cơ hội, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chung sức đồng lòng thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa đất nước ta “thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, kiến tạo một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

{keywords}

Viettel là một tập đoàn kinh tế của quân đội, là “chim đầu đàn” ngành công nghệ, sứ mệnh của Tập đoàn không chỉ là đóng góp cho ngân sách, GDP của đất nước mà còn phải góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng lớn mạnh, trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm, phương tiện, khí tài uy lực và thông minh để bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

{keywords}

Thực hiện theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel lần thứ IX (2015-2020) đã sớm đánh giá tình hình, đặt ra ra một số nhiệm vụ trọng tâm chưa từng được đề cập trong lịch sử phát triển Viettel, đó là đưa dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra sự bùng nổ lần thứ 2 trong lịch sử ngành Công nghiệp viễn thông; Làm chủ các công nghệ trên không gian mạng, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền công dân và hệ thống CNTT Việt Nam.

Make in Việt Nam trong các sản phẩm số

Sứ mệnh chuyển đổi số, phục vụ người dân là lý do mà hàng loạt sản phẩm, dịch vụ ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực từ chính phủ điện tử, đô thị thông minh, y tế thông minh, thanh toán thông minh…, được cho ra đời. 

{keywords}

Viettel chính là tác giả của Hệ thống quản lý Hộ tịch với sức tác động tới khoảng 20 triệu công dân. Hơn 3 triệu trẻ em cũng đã được cấp mã số định danh trên hệ thống do Viettel phát triển. Trong năm 2019, Viettel cũng đã xây dựng được Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, giúp giảm 30% thời gian họp trung bình các phiên họp so với những năm trước. 

Dự án trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế của Viettel được trao giải thưởng viễn thông Telecom Asia Awards 2019 ở hạng mục Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất Châu Á. 

Khi dịch Covid-19 bắt đầu tấn công Việt Nam cũng là lúc hạ tầng CNTT của Bộ Y tế rơi vào tình trạng quá tải khi phải nhận một lượng truy cập lớn chưa từng có. Nhận nhiệm vụ gấp gáp, chỉ sau 6 ngày Viettel đã giúp Bộ Y tế đã khai trương App "Sức khoẻ Việt Nam" (8/2/2020) trên thiết bị di động và sau đó là hệ thống web tại địa chỉ chỉ suckhoetoandan.vn đảm bảo giảm tải cho ngành y tế đảm bảo truyền thông tránh thông tin gây nhiễu sai sự thật.

{keywords}

Trong những năm qua, Viettel đã âm thầm từng bước tạo ra những đóng góp cho to việc chuyển đổi số trong ngành y tế, giúp giải quyết những bài toán lớn của ngành y với Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc (2016), Hệ thống tiêm chủng toàn quốc (2017), Hệ thống thông tin điều trị Methadone toàn quốc (2017), Hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc (2018) và mới nhất Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (tháng 4/2020)...

Hệ sinh thái ViettelPay đạt 9 triệu thuê bao sau chưa đầy 2 năm, ưu thế vượt trội về hạ tầng thanh toán và dịch vụ tài chính ngân hàng.

Cuộc “bùng nổ thứ hai” được ghi dấu bằng việc Viettel tiên phong xây dựng nền công nghiệp An ninh mạng Việt Nam với việc làm chủ các hệ thống giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng: Công cụ giám sát danh tiếng, hệ thống Tường lửa quốc gia, trung tâm giám sát an toàn thông tin 24/7; nghiên cứu thành công AI: Reputa AI, Trợ lý ảo, Báo nói, Chatbot…

Khi Việt Nam sánh vai cùng các siêu cường thế giới

Viettel hiện là đơn vị sở hữu hạ tầng mạng viễn thông, CNTT lớn nhất và hiện đại nhất Việt Namvới hơn 110.000 trạm BTS, phủ sóng 95% dân số.Thành công trên có được là nhờ những “cú hích” liên tục mà nhà mạng này tạo ra trong giai đoạn 2015 - 2020.

Đầu tiên phải kể tới bước ngoặt lớn mà Viettel đã tạo khi cùng lúc đưa vào hoạt động 36.000 trạm BTS 4G tại 63 tỉnh thành phố năm 2017. Thế nhưng chỉ hơn 2 năm sau, nhà mạng này đã rất nhanh chóng và chủ động trong việc tiếp cận với công nghệ 5G.

{keywords}

Tháng 5/2019, Viettel phối hợp cùng công ty Ericsson (Thụy Điển) thực hiện kết nối mạng 5G lần đầu tiên thì đến tháng 1/2020, nhà mạng này lại tiến hành một thử nghiệm tương tự, lần này bằng chính thiết bị 5G Việt Nam, do Viettel tự sản xuất.

Nhà mạng này đã phát triển và triển khai ngoài thực tế khoảng 80% thiết bị phần tử mạng 4G. Với 5G, Viettel sẽ phát triển mạng 5G bao gồm cả các thiết bị mạng lõi 5G và mạng truy cập vô tuyến. 

Kết quả đó không chỉ vinh danh Viettel như một nhà sản xuất phần cứng tầm cỡ mà còn đưa tên tuổi Việt Nam sánh ngang với Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Điển, Phần Lan trên bảng đồ viễn thông toàn cầu.

Với việc tạo ra một mạng lưới viễn thông bằng các thiết bị Make in Việt Nam, Viettel đã hiện thực hóa khát vọng và giấc mơ ấp ủ của rất nhiều thế hệ ngành bưu điện.

Bên cạnh các thiết bị phần cứng phục vụ cho ngành viễn thông, Viettel cũng đã nghiên cứu phát triển thành công các trang bị phục vụ Quân đội.

Có thể thấy, những sản phẩm hoạt động của Viettel đã đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. 

Điều này còn đáng quý hơn khi đây đều là những sản phẩm Make in Vietnam, được làm ra bởi trí tuệ, công sức và tài năng của người Việt. Đây sẽ là những “hạt giống đỏ”, góp phần “gieo mầm” cho tinh thần Việt Nam bay cao, bay xa để ngày càng có nhiều hơn nữa những sản phẩm Make in Vietnam.

Minh Ngọc

No comments:

Post a Comment