Wednesday, February 26, 2020

Các nền tảng số đang định hình cho nền kinh tế số

 Các nền tảng số đang thay đổi mọi mặt của nền kinh tế xã hội. Điều này sẽ còn tiếp tục khi các nền tảng sẽ thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp trong tương lai và góp phần định hình nên nền kinh tế số. 

Hệ sinh thái số từ câu chuyện nền tảng số

Nền tảng số ngày nay không chỉ là mô hình kinh doanh đặc quyền của các công ty công nghệ. Thay vào đó, nó ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cả các mô hình khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Các nền tảng lớn có thể kéo theo sự phát triển của nhiều nền tảng con như một hệ sinh thái. Facebook, Google, Amazon, Alibaba, v.v… chính là những ví dụ điển hình. Những nền tảng toàn cầu này đã tạo ra những nền tảng nhỏ hơn phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong một hệ sinh thái chung do chính họ phát triển. 

{keywords}
Các nền tảng số đang góp phần định hình lại nền kinh tế thế giới.

Chiến lược mà nhiều quốc gia đang sử dụng là tạo dựng hệ sinh thái nền tảng, ở đó sự hợp tác và đồng sáng tạo sẽ giúp kết nối các nền tảng với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hợp tác sáng tạo là một chiến lược thành công cho các nền tảng.

Tại Trung Quốc, nhiều công ty đã sử dụng các hệ sinh thái để phát triển dịch vụ thanh toán di động. Ví dụ điển hình là Alibaba. Công ty này tận dụng rất tốt sức mạnh của các nền tảng, đó là khả năng kết hợp và sử dụng nguồn lực và kết nối của những đối tác bên ngoài để trở thành năng lực của chính nền tảng mình.

{keywords}
Alibaba - một công ty rất thành công trong việc phát triển kinh tế nền tảng. 

Năm 2014, để mở rộng khả năng cung cấp hàng hóa từ Mỹ cho người tiêu dùng Trung Quốc, Alibaba đã thiết lập mối quan hệ đối tác với ShopRunner, một công ty dịch vụ hậu cần (logistics) của Mỹ, bằng cách mua lại cổ phần của công ty này. 

ShopRunner đã có sẵn những thỏa thuận với các thương hiệu Mỹ, điều này cho phép Alibaba giao những sản phẩm từ Mỹ đến khách hàng ở Trung Quốc chỉ trong 2 ngày. 

Trên đà chiến lược này, Alibaba hiện đang sở hữu một hệ sinh thái với 9 nền tảng con với đủ lĩnh vực như AutoNavi cung cấp bản đồ, Taobao với mua sắm trực tuyến, Alipay ứng dụng thanh toán,... Việc tận dụng tốt nguồn lực từ các công ty đối tác chính là bí quyết của Alibaba trong nỗ lực phát triển hệ sinh thái số của riêng mình. 

Chính phủ cũng có thể trở thành một nền tảng số

Môi trường kinh doanh thường bị chi phối bởi các yếu tố liên quan đến thể chế, cơ sở hạ tầng, CNTT, và tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Chính vì thế, môi trường kinh doanh có thể trở nên thuận lợi hơn nếu một trong yếu tố kể trên được cải thiện. Xa hơn nữa, các chính phủ cũng có thể trở thành một nền tảng để tạo ra một thể chế thuận lợi và ưu việt. 

Ví dụ cho câu chuyện này là chính sách “dữ liệu mở” của thành phố San Francisco. Đây là chính sách được San Francisco khởi xướng từ năm 2009. 

{keywords}
Nhiều dữ liệu chung về được cung cấp miễn phí tại cổng truy cập mở (DataSF) của thành phố San Francisco (Mỹ). Cac doanh nghiệp và người dân có thể lấy dữ liệu của thành phố tại đây để phục vụ cho công việc và nhu cầu. Ảnh: Trọng Đạt

Ở thời điểm đó, Văn phòng Thị trưởng về đổi mới công dân của thành phố này đã xúc tiến việc chia sẻ dữ liệu của thành phố thông qua một cổng truy cập mở (DataSF). 

Người dân và doanh nghiệp có thể kết nối tới kho dữ liệu của thành phố. Bằng cách sử dụng thông tin từ DataSF, hàng loạt ứng dụng được ra mắt như app cung cấp số liệu về sức khỏe Neighborhood Score, app xây dựng và lập kế hoạch dự án Buildingeye. Ngoài ra còn có Yelp - nền tảng đánh giá nhà hàng kết hợp với điểm số đánh giá của sở Y tế thành phố.

Đây là những minh chứng rõ nét cho việc bất kỳ một thành phố nào cũng có thể trở thành một nền tảng, một hệ sinh thái để từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. 

Khi việc làm được tạo ra bởi các nền tảng

Bên cạnh việc giao dịch, các nền tảng cũng là nơi thích hợp để diễn ra các hoạt động giáo dục, đào tạo, trao đổi kiến thức kĩ năng. Mặt khác, các nền tảng còn có khả năng tạo ra cuộc cách mạng lao động, khi mà xu hướng làm việc tự do, tự chủ và lao động theo con đường phi truyển thống sẽ tiếp tục tăng tốc.

Hiện chưa có thống kê về số lao động làm việc trong các nền tảng tại Việt Nam. Tuy nhiên tại một số nước khác, con số này là không hề nhỏ. 

Theo tạp chí Foreign Policy của Mỹ, Trung Quốc có nền kinh tế nền tảng lớn nhất thế giới với hơn 110 triệu người tham gia, bao gồm cả tài xế, người trông giữ thú cưng, người dọn dẹp nhà cửa, người đưa thư..., chiếm 15% tổng lực lượng lao động. 

{keywords}
Một người lao động tại chuỗi siêu thị trực tuyến Hema (Trung Quốc) đang tính tiền cho khách. Nhiệm vụ của cô gái này tại đây là đi lấy hàng, thanh toán và chuyển hàng tới người mua sau khi nhận yêu cầu từ một đơn hàng online. Đây là một công việc mới được sinh ra nhờ nền tảng thương mại điện tử. 

Tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, kinh tế nền tảng chiếm 10% tổng lực lượng lao động. Con số này chiếm khoảng 4,4% tổng lực lượng lao động ở một quốc gia phát triển khác là Anh. Đáng chú ý khi lực lượng nhân công nền tảng này phần lớn là những người lao động nhập cư có trình độ học vấn thấp, người đã nghỉ hưu, công nhân bị sa thải từ nhà máy... 

Có thể thấy, các nền tảng đóng vai trò nhất định trong giải quyết thất nghiệp và thiếu việc làm, thông qua đó người lao động được cải thiện kĩ năng và thích ứng hơn với công nghệ.

Các nền tảng kỹ thuật số sẽ tiếp tục thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp trong tương lai. Bất kì một ngành công nghiệp hay thị trường nào trong tương lai đều có thể hình thành nên các nền tảng hoạt động trong nó. 

Trọng Đạt

No comments:

Post a Comment