Saturday, February 29, 2020

Startup của Mỹ muốn dùng drone đưa Internet đến vùng sâu vùng xa

Những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook đã mất nhiều năm cố gắng để tìm cách đưa internet đến với hàng tỷ người trên thế giới vẫn đang thiếu kết nối. Bây giờ, một công ty khởi nghiệp của Mỹ đã đưa ra kế hoạch của riêng mình.

Telelift là một nỗ lực để tạo ra một “trạm phát sóng di động bay”. Nó sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) có kích thước bằng một cái bàn ăn, được nối với mặt đất bằng một sợi dây dài và có thể bay trong không gian ít nhất một tháng.

Rahul Tiwari, 22 tuổi, đã đưa ra ý tưởng vào mùa hè năm 2017 khi đang học ngành kỹ thuật tại Đại học Purdue ở Indiana. Thiết bị drone này bay lơ lửng ở độ cao 200 feet (khoảng 61 m) được gắn với các tấm pin mặt trời hoặc nguồn năng lượng trên mặt đất, sử dụng cùng một lượng điện như trạm vi ba.

Ban đầu Rahul Tiwari dự định dùng thiết bị drone này vào mục đích như một tháp canh bay để chống trộm ở Châu Phi, nhưng khi trao đổi ý tưởng với những người trong ngành công nghiệp, anh ta thấy tiềm năng lớn hơn.

{keywords}
Drone có thể đưa internet đến các vùng sâu vùng xa

Trao đổi với CNN Businees, Rahul Tiwari cho biết: “Nếu chúng tôi sử dụng thiết bị drone mà chúng tôi đang chế tạo kết hợp với nguồn năng lượng lớn, chúng có thể bay trong một thời gian rất lâu. Và khi gắn các bộ định tuyến 4G lên chúng, chúng tôi có thể mang internet đến bất cứ nơi nào chúng tôi muốn.”

Công ty khởi nghiệp Spooky Action có trụ sở tại Minnesota của ông hiện muốn triển khai Telelift tại các khu vực có độ phủ sóng internet kém, bắt đầu ở Kenya, Nigeria, Botswana và Senegal.

Theo Hiệp hội các nhà khai thác di động trên toàn cầu (GSMA) thì hiện tại có khoảng 4 tỷ người vẫn chưa có truy cập internet trên toàn cầu.

Rahul Tiwari nói rằng phạm vi phủ sóng di động giảm đáng kể ngay bên ngoài các thành phố lớn, vì vậy anh ta đang làm việc với các nhà cung cấp mạng để nhắm mục tiêu vào vùng ngoại ô, nơi họ có thể phủ sóng cho hầu hết mọi người bằng thiết bị drone. Sau đó, họ có thể tiếp tục phủ sóng cho các khu vực xa hơn. Các nhà cung cấp mạng sẵn sàng trả tiền cho một sản phẩm có thể làm điều đó.

Cũng theo lời Rahul Tiwari thì mỗi drone có thể cung cấp internet chất lượng cao cho hàng trăm người trên một bán kính từ 20 dặm đến 30 dặm (khoảng 32 đến 48 km), vì vậy vùng sâu vùng xa có thể chỉ cần một drone, trong khi vùng ngoại ô có thể cần vài cái. Thiết bị drone này có giá từ 40.000 USD và hoàn toàn tự động trong chuyến bay, nhưng sẽ cần một người điều khiển cất cánh và hạ cánh.

Spooky Action đã chạy thử nghiệm với các nhà mạng như Verizon và Orange, công ty đã sử dụng Telelift để cung cấp internet cho Giải vô địch lướt ván quốc gia Pháp tại Quiberon, Pháp vào tháng 11 năm ngoái. Hiện tại, họ đang hướng đến các nhà cung cấp mạng di động ở châu Phi.

Các kết nối mới

Theo một báo cáo từ GSMA, truy cập di động đang phát triển nhanh chóng ở vùng phụ cận sa mạc Sahara và internet là trọng tâm để cải thiện các cơ hội trong cộng đồng nông thôn. Nhưng việc duy trì cơ sở hạ tầng ở các khu vực dân cư thưa thớt thường không kinh tế đối với các nhà mạng di động.
Sam Twala, từ công ty tư vấn giải pháp hàng không Nam Phi (NTSU) nói với CNN rằng, thiết bị drone có thể có "ý nghĩa kinh doanh", ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy các vệ tinh cung cấp vùng phủ sóng rộng hơn, nhưng cần bổ sung các giải pháp khác như drone.

Loon, một dự án do công ty mẹ của Google là Alphabet thực hiện đã phát triển một kinh khí cầu có kích thước bằng một sân quần vợt, có thể bay ở độ cao 12 dặm (khoảng 19km), có khả năng phục vụ internet trong vòng bán kính 25 dặm (khoảng 40km). Năm 2018, Loon tuyên bố hợp tác với nhà khai thác Telkom Kenya để cung cấp internet đến các khu vực thuộc miền trung Kenya.

Các lo ngại đối với thiết bị drone

Bên cạnh các ưu điểm mà Telelift mang lại thì hiện tại nó cũng đang phải đối mặt với một loạt các rào cản tiềm năng, các nhà chức trách hàng không dân dụng đang quan tâm hơn về các vấn đề như mất kiểm soát khi sợi dây liên kết với mặt đất bị đứt, sự cố động cơ và tạo nên một không gian chật chội. Tuy nhiên, các vấn đề này đã được xoa dịu vì Telelift có hệ thống điều khiển và pin dự phòng để nó có thể duy trì ổn định và hạ cánh khi an toàn ngay cả khi dây kết nối với mặt đất bị đứt.

Gokhan Inalhan, Giáo sư về tự động và trí tuệ nhân tạo tại Đại học Cranfield, Anh, nói với CNN rằng, Telelift dường như là một "sản phẩm tuyệt vời" để ứng phó khẩn cấp hoặc tìm kiếm và cứu hộ. Nhưng ông nói thêm rằng việc sử dụng liên tục có thể là "có vấn đề" vì nhiều thành phần drone "không có ý định sử dụng liên tục 24/7" trong điều kiện khắc nghiệt. Ông nói rằng các động cơ và vật liệu cải tiến là cần thiết cho drone để đối phó với hoạt động liên tục và sức nóng của châu Phi.

Tuy nhiên, Rahul Tiwari cho biết rằng, các bộ phận dự phòng cho thiết bị drone luôn có sẵn mặc khác các bộ phận chuyển động của drone cũng được thiết kế đặc biệt để có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù chúng được thiết kế có thể bay vô thời hạn nhưng trên thực tế, một số drone sẽ hạ cánh vào thời điểm trong ngày khi có nhu cầu internet ít hơn.

Phan Văn Hòa (theo CNN)

Cuộc đua Internet vệ tinh: OneWeb phóng thêm 34 vệ tinh mới

Cuộc đua Internet vệ tinh: OneWeb phóng thêm 34 vệ tinh mới

Vào ngày 6/2 vừa qua, một tên lửa đã phóng vào vũ trụ mang theo 34 vệ tinh của Công ty cung cấp dịch vụ internet qua vệ tinh OneWeb.

Người phụ nữ đứng sau Uber của Trung Quốc - dịch vụ gọi xe lớn nhất thế giới là ai?

Jean Liu là chủ tịch của Didi Chuxing, 1 trong những công ty cung cấp dịch vụ gọi xe lớn nhất thế giới. Tuy nhiên Jean Liu đã phải vượt qua nhiều thử thách khó khăn trong cuộc sống, trong đó có việc chiến đấu với bệnh ung thư vú.

M.B. (Theo Bloomberg)

Hình ảnh đầu tiên bên trong cabin của taxi bay Uber

Hình ảnh đầu tiên bên trong cabin của taxi bay Uber

Uber đang nhắm tới việc cung cấp dịch vụ taxi bay thương mại từ năm 2023. Đây là những hình ảnh đầu tiên bên trong cabin của taxi bay của hãng này.

Cách mở nhanh trình đơn cài đặt của Chrome trên Android và iOS

Chrome dành cho Android và iOS có sẵn một cử chỉ điều hướng rất thú vị, cho phép bạn mở nhanh trình đơn cài đặt chỉ với một cú chạm tay duy nhất.

Các nhà sản xuất điện thoại đang dần chuyển sang sử dụng điều hướng cử chỉ (nagivation gestures) trên các dòng điện thoại của mình thay cho điều hướng bằng nút bấm vật lý hoặc nút bấm ảo. Việc này nhằm tối đa hóa không gian hiển thị của màn hình nhiều nhất có thể trong khi vẫn giữ giao diện trực quan.

 {keywords}
Mẹo mở nhanh trình đơn cài đặt của Chrome trên Android và iOS

Không nằm ngoài xu hướng đó, các nhà phát triển ứng dụng cũng bắt đầu tích hợp điều hướng cử chỉ vào các ứng dụng. Điển hình là Google với trình duyệt Chrome.

Bình thường, khi muốn mở trình đơn cài đặt của Chrome, bạn cần ít nhất ba thao tác bao gồm chạm tay lên nút trình đơn hình ba dấu chấm, sau đó nhấc ngón tay lên, rồi bấm tiếp lên tùy chọn bất kỳ trong danh sách để xác nhận chọn nó.

Bây giờ, với cử chỉ điều hướng mới, bạn chỉ cần chạm lên nút hình ba dấu chấm, sau đó vuốt xuống dưới (đối với Android) hoặc chạm và giữ ngón tay lên nút ba dấu chấm, sau đó vuốt lên trên (đối với iPhone).

Trong khi ngón tay vẫn chạm lên màn hình, bạn trượt nó lên trên hoặc xuống dưới trên trình đơn của Chrome, thả ngón tay ở tùy chọn bất kỳ trong danh sách để xác nhận chọn nó.

Rõ ràng, toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra với cú chạm tay duy nhất, mang đến cho bạn trải nghiệm độc đáo và liền mạch hơn.

{keywords}

Ca Tiếu (theo Gadgethacks)

Cách sao chép dữ liệu từ máy tính sang smartphone bằng Google Chrome

Cách sao chép dữ liệu từ máy tính sang smartphone bằng Google Chrome

Trên Chrome 77, Google đã giới thiệu tính năng Send Tab to Self cho phép người dùng gửi tab Chrome từ máy tính sang smartphone Android hoặc iOS.

6 cách xử lý lỗi iPhone bị mất số điện thoại

Mặc dù iOS là hệ điều hành ổn định, nhưng đôi khi nó vẫn gặp lỗi.

Một trong những lỗi phổ biến nhất là số điện thoại trong danh bạ đột nhiên biến mất. May thay, chúng ta có khá nhiều cách xử lý vấn đề này và bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 6 cách.

{keywords}
6 cách xử lý lỗi iPhone bị mất số điện thoại

Lý do iPhone bị mất số điện thoại

Có nhiều lý do dẫn đến lỗi mất số điện thoại trên iPhone. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu tất cả các tình huống, chúng tôi nhận thấy hầu hết chúng đều bắt nguồn từ lỗi trong quá trình cài đặt, cập nhật phần mềm hoặc trong quá trình đồng bộ dữ liệu giữa iPhone và iCloud.

Sau đây là 6 cách khả thi nhất để khôi phục lại số điện thoại bị mất trên iPhone.

Cách 1: Đăng xuất iCloud và đăng nhập lại

Việc đầu tiên bạn nên làm sau khi nhận thấy số điện thoại bị mất là đăng xuất khỏi iCloud và sau đó đăng nhập lại. Mặc dù thao tác này khá đơn giản, nhưng nó lại rất hiệu quả.

Bước 1: Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) và bấm lên ảnh đại diện tài khoản iCloud ở trên cùng.

Bước 2: Di chuyển xuống dưới và chọn Sign out (Đăng xuất).

{keywords}

Lưu ý: Nếu bạn đã bật Find My iPhone (Tìm iPhone), iOS sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu tài khoản Apple để vô hiệu hóa tính năng này.

{keywords}

Bước 3: Ở màn hình Keep a copy of you data on this iPhone? (Giữ bản sao dữ liệu của bạn trên iPhone này?), bạn hãy bật các công tắc Calendar (Lịch), Contacts (Danh bạ), Keychain (Chuỗi khóa), Safari, và các tùy chọn khác để giữ lại một bản sao của chúng trên thiết bị.

Bước 4: Bấn nút Sign out (Đăng xuất) ở phía trên góc phải.

{keywords}

Bước 5: Tiếp theo, bạn đăng nhập trở lại tài khoản Apple ID.

Đợi trong giây lát, sau đó mở ứng dụng Contacts (Danh bạ) và bạn sẽ thấy các số điện thoại bị mất đã xuất hiện trở lại.

Cách 2: Thay đổi cài đặt nhóm trên danh bạ

Cách tiếp theo bạn nên thử để xử lý vấn đề này là thay đổi cài đặt Groups (Nhóm) trên ứng dụng Contacts (Danh bạ).

Bước 1: Mở ứng dụng Phone (Điện thoại) và chọn thẻ Contacts (Danh bạ).

Bước 2: Chọn tùy chọn Groups (Nhóm) ở phái trên góc trái.

{keywords}

Bước 3: Vô hiệu hóa tùy chọn All iCloud (Tất cả iCloud), sau đó bấm nút Done (Xong) ở phía trên góc phải.

{keywords}

Bây giờ, bạn sẽ thấy các số điện thoại bạn đang lưu cục bộ trên iPhone. Hãy kiểm tra xem trong số này có số điện thoại bị mất hay không. Nếu có, hãy thêm chúng vào danh bạ. Hoàn tất, bạn chọn tùy chọn Groups (Nhóm) và bật lại tùy chọn All iCloud (Tất cả iCloud).

Cách 3: Tắt tùy chọn đồng bộ danh bạ iCloud và bật lại

Đôi khi tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tắt công tắc đồng bộ danh bạ trong iCloud và sau đó bật nó trở lại.

Bước 1: Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên iPhone > chọn ảnh đại diện Apple ID ở trên cùng > chọn iCloud.

{keywords}

Bước 2: Bây giờ, bạn tắt công tắc Contacts (Danh bạ).

Bước 3: iOS sẽ hiển thị hộp thoại What would you like to do with the previously synced iCloud contacts on your iPhone? (Bạn muốn làm gì với Danh bạ của iCloud đã đồng bộ hóa trước đây trên iPhone của bạn?). Tại đây, bạn hãy chọn Keep on My iPhone (Lưu trên iPhone của tôi).

{keywords}

Bước 4: Tiếp theo, bạn khởi động lại thiết bị.

Bước 5: Hoàn tất khởi động, bạn truy cập vào Settings (Cài đặt) > ảnh đại diện Apple ID > iCloud và bật lại công tắc Contacts (Danh bạ).

Bước 6: Bây giờ, bạn chọn Merge (Hợp nhất) từ trình đơn bung lên để gộp danh bạ iCloud với những số điện thoại có sẵn trên thiết bị.

{keywords}

Đợi một lúc cho danh bạ iCloud hợp nhất hoàn toàn với các số điện thoại có sẵn trên iPhone và bạn sẽ thấy các số điện thoại mình đã bị mất.

Cách 4: Đảm bảo On my iPhone là tùy chọn mặc định

iOS cho phép người dùng chọn tài khoản yêu thích để đồng bộ danh bạ. Vậy nên, bạn hãy chắc chắn On my iPhone (Trên iPhone) là tùy chọn mặc định cho danh bạ iPhone.

Bước 1: Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên iPhone > di chuyển xuống dưới và chọn Contacts (Danh bạ).

Bước 2: Bây giờ, bạn chọn Default Account (Tài khoản mặc định) và sau đó chọn On my iPhone (Trên iPhone).

Cách 5: Khôi phục iPhone bằng Finder hoặc iTunes

Nếu không có cách nào ở trên có thể xử lý vấn đề, đã đến lúc bạn cần giải pháp mạnh tay hơn, đó là khôi phục iPhone từ bản sao lưu bằng Finder hoặc iTunes. Đây luôn là giải pháp đáng tin nhất trong việc khôi phục dữ liệu bị mất.

Bước 1: Kết nối iPhone với máy Mac hoặc PC bằng cáp lightning và khởi chạy Finder (trên macOS Catalina)/iTunes.

Bước 2: Bây giờ, bạn chọn iPhone từ cột bên trái.

Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn nút Restore iPhone từ cột bên phải và chọn bản sao lưu bạn đã tạo trước thời điểm số điện thoại bị mất.

{keywords}

Khi quá trình khôi phục hoàn tất, hãy mở ứng dụng Contacts (Danh bạ) và bạn sẽ thấy số điện thoại bị mất đã hiển thị trở lại.

Cách 6: Sử dụng ứng dụng khôi phục dữ liệu bên thứ ba

Nếu vẫn chưa có cách nào ở trên phát huy hiệu quả, bạn hãy nhờ đến các công cụ khôi phục dữ liệu bên thứ ba. Trên thị trường hiện tại có rất nhiều ứng dụng dạng này, nhưng rất ít trong số chúng có khả năng đáp ứng nhu cầu khôi phục dữ liệu.

Chúng tôi đã thử qua các ứng dụng PhoneRescue, iMyFone D-Back và Dr. Fone và nhận thấy chúng hoạt động khá tốt. Ưu điểm của những ứng dụng này là chúng cho phép bạn chọn dữ liệu mình muốn khôi phục. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm tra toàn bộ danh bạ và chỉ khôi phục số điện thoại mình muốn.

Nhược điểm là chúng đều là ứng dụng trả phí. Do đó, bạn cần bỏ ra một ít tiền để phục hồi dữ liệu vì phiên bản miễn phí hoặc dùng thử rất hạn chế.

Ca Tiếu (theo iGeeks Blog)

Cách điều khiển máy ảnh iPhone từ xa bằng Apple Watch

Cách điều khiển máy ảnh iPhone từ xa bằng Apple Watch

Bạn có thể sử dụng Apple Watch để điều khiển camera trên iPhone, điều này hữu ích khi bạn muốn chụp ảnh selfie nhóm hoặc tự mình quay vlog, live stream...

Friday, February 28, 2020

Vai trò của công nghệ vô tuyến trong việc chống lại Covid-19

Mặc dù lo ngại về sự bùng phát Covid-19 đã xen vào các nỗ lực phát triển của ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu, tuy nhiên bản thân công nghệ này đang được sử dụng để chống lại sự bùng phát do Covid-19 gây ra.

Không có gì đáng ngạc nhiên, phần lớn những nỗ lực đó tập trung ở Trung Quốc, nơi mà Covid-19 đang bùng phát dữ dội nhất. Hàng trăm triệu người hiện đang bị cách ly ở Trung Quốc đang dựa vào điện thoại di động để liên lạc với thế giới bên ngoài. Và những người vẫn đang di chuyển trong các thành phố đang sử dụng điện thoại thông minh của họ để giải quyết công việc thông qua mạng lưới dịch vụ công của quốc gia.

Truyền thông Trung Quốc cho biết người dân ở một số thành phố Trung Quốc không thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng mà không sử dụng điện thoại để nhận dạng chính mình nhằm giúp chính quyền nắm được hồ sơ về sự di chuyển của họ nếu sau này họ bị nhiễm bệnh. Cơ quan quản lý đường sắt Trung Quốc có thể tìm và thông báo tên của những người đi gần một hành khách sau bị nhiễm Covid-19.

{keywords}
Vai trò của công nghệ viễn thông trong việc chống lại Covid-19

Hơn nữa, những người muốn tránh kiểm dịch có thể gửi tin nhắn văn bản cho nhà cung cấp dịch vụ của họ và lấy lại danh sách các thành phố và tỉnh mà họ đã ở trong hai tuần qua. Trong một số trường hợp, điều này có thể đóng vai trò là bằng chứng cho thấy khả năng phơi nhiễm của một người là tương đối thấp.

Mọi người dân ở Trung Quốc cũng có thể sử dụng các ứng dụng di động phổ biến như WeChat, Alipay và QQ để truy cập vào một ứng dụng do nhà nước điều hành nhằm phát hiện bạn có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 hay không, ứng dụng này có tên là Close Contact Detector. Ứng dụng này yêu cầu người dùng nhập tên và số ID quốc gia của họ và nhận lại thông tin về việc họ có liên hệ chặt chẽ với ai đó nghi ngờ nhiễm Covid-19 hay không. Ứng dụng Close Contact Detector đang lấy nhiều dữ liệu từ các hồ sơ giao thông công cộng, bởi vì nhiều loại hình giao thông công cộng yêu cầu người mua vé phải cung cấp tên của họ.

Vai trò của công nghệ viễn thông không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Chẳng hạn như dữ liệu khai thác từ các nhà khai thác mạng di động đã giúp các nhà nghiên cứu dự đoán nơi mà đợt bùng phát Covid-19 sẽ xuất hiện tiếp theo trên phạm vi toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu tại Đài phát thanh quốc tế Đài Loan (RTI International), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận đã xác định các điện thoại di động trong một nghiên cứu trước đây về những người đã dùng di động ít nhất hai lần từ Vũ Hán, tâm chấn của Covid-19. Sau đó, họ theo dõi sự di chuyển của những chiếc điện thoại đó, hy vọng rằng những chuyến đi được thực hiện vài năm trước trong quá trình nghiên cứu sẽ là dấu hiệu cho thấy mô hình du lịch mà chủ sở hữu điện thoại vẫn đang thực hiện.

Theo các nhà nghiên cứu, 74% các trường hợp nhiễm Covid-19 mới được báo cáo bên ngoài Trung Quốc vào tháng 1 vừa qua xảy ra cách địa điểm mà một hoặc nhiều người đã dùng di động từ Vũ Hán trong thời gian nghiên cứu (2013-2015) chưa đến 15 km. Ở các thành phố Los Angeles, Seattle và Tucson của Mỹ đều báo cáo các trường hợp nhiễm Covid-19 mới và tất cả các thành phố đó là điểm đến cho những người đã dùng di động từ Vũ Hán trong thời gian nghiên cứu.

Dựa trên dữ liệu, các nhà nghiên cứu cho biết Covid-19 có thể được dự kiến sẽ xuất hiện ở Anh, Ả Rập Saudi và Indonesia. Họ cũng đã chỉ ra Barbados, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia cần cảnh giác cao độ.

Cho đến nay, có rất ít báo cáo về mối quan tâm riêng tư được nêu ra liên quan đến nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu không công khai tên của những người có điện thoại trong nghiên cứu của họ và không rõ liệu dữ liệu đó có được ghi lại hay không.

Phan Văn Hòa (theo Lightreading)

Apple, Facebook, Amazon, Microsoft và Google mất hơn 230 tỷ USD vì Covid-19

Apple, Facebook, Amazon, Microsoft và Google mất hơn 230 tỷ USD vì Covid-19

Cổ phiếu của các "gã khổng lồ" công nghệ bao gồm Apple, Facebook, Amazon, Microsoft và Google đã bị ảnh hưởng sau khi gia tăng các ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu.

Công nghệ thứ 7: 5 "ông lớn công nghệ" Mỹ mất 238 tỷ USD, doanh số iPhone lao dốc ở TQ

Doanh số iPhone lao dốc ở Trung Quốc do Covid-19; 5 "ông lớn công nghệ" Mỹ vừa mất hơn 230 tỷ USD; Covid-19 lại đe dọa sự kiện game lớn nhất thế giới;... là những thông tin nóng nhất trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Hải Nguyên - Đinh Tuấn

Giải "smartphone tốt nhất" của GSMA không phải iPhone hay Galaxy S

Giải "smartphone tốt nhất" của GSMA không phải iPhone hay Galaxy S

Hiệp hội Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA) vừa công bố danh sách những người thắng giải GLOMO 2020, xướng tên chiếc smartphone tốt nhất năm 2019.

Cách chọn nhanh nhiều ảnh cùng lúc trên iPhone và iPad

Có thể bạn chưa biết, iOS có sẵn cử chỉ cho phép chọn nhanh nhiều ảnh cùng lúc và bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng cử chỉ này.

Thông thường, khi muốn xóa hoặc chia sẻ nhiều tấm ảnh cùng lúc trên iOS, bạn cần chọn từng tấm ảnh một. Nếu bạn chỉ cần chọn một hoặc một vài tấm ảnh, việc này sẽ không là vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn cần chọn hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm tấm ảnh cùng lúc, thao tác này sẽ làm bạn mất rất nhiều thời gian và công sức.

{keywords}
Cách chọn nhanh nhiều ảnh cùng lúc trên iPhone và iPad

Thay vào đó để chọn nhiều ảnh nhanh hơn, bạn hãy mở ứng dụng Photos và bấm nút Select ở phía trên góc phải. Tiếp theo, bạn đặt ngón tay lên tấm ảnh đầu tiên bạn muốn chọn, sau đó rê nó từ trái qua phải và xuống dưới/lên trên cho đến khi tất cả ảnh bạn muốn đều đã được chọn.

{keywords}

Ưu điểm của cách này là bạn không chỉ có thể chọn những tấm ảnh nằm liên tục nhau, bạn còn có thể chọn những tấm ảnh nằm xen kẽ nhau. Ví dụ, bạn có thể chọn dòng ảnh đầu tiên, sau đó nhấc ngón tay lên và chọn tiếp dòng thứ ba, thứ tư...

Bằng cách này, bạn có thể chọn chính xác những tấm ảnh mình muốn, loại trừ những ảnh bạn không mong muốn.

Ca Tiếu (theo Gadgethacks)

Cách chụp ảnh màn hình iPhone bằng giọng nói

Cách chụp ảnh màn hình iPhone bằng giọng nói

Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi bạn đang nấu ăn, bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn chụp ảnh màn hình iPhone bằng các phím vật lý.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Phải cải cách hành chính tốt để tạo dư địa tăng trưởng

Nhấn mạnh việc phải đẩy mạnh cải cách hành chính và Chính phủ điện tử, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ: 'Chúng ta phải cải cách tốt để tạo dư địa tăng trưởng trong thời điểm năm nay khó khăn vì tập trung cho phòng chống dịch bệnh'.

Những kết quả ban đầu đáng khích lệ

Chiều nay, 28/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với đại diện 15 Bộ, cơ quan về tình hình thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.

{keywords}
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, trong thời điểm tập trung phòng chống dịch Covid-19, vấn đề quan trọng là đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng cho biết, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng là không để nhiệm vụ nào không hoàn thành, đặc biệt trong thời điểm tập trung phòng chống dịch Covid-19, vấn đề quan trọng là cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp. “Chúng ta phải cải cách tốt để tạo dư địa tăng trưởng trong thời điểm năm nay khó khăn vì đang tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vì vậy, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Bộ, cơ quan để tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, trong đó có các vấn đề như cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và kiểm tra lại các nhiệm vụ Thủ tướng giao liên quan xây dựng Chính phủ điện tử tại các đơn vị.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020, với sự chỉ đạo quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng và sự chung tay của các Bộ, địa phương, kết quả ban đầu là đáng khích lệ.

Thông tin về thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan trong thời gian qua, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ, thường trực Tổ công tác cho biết, với việc thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử, sau gần tròn 1 năm ban hành, rất nhiều nhiệm vụ giao đã được các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành; có nhiều nhiệm vụ được triển khai với thời hạn 2 năm (2019 – 2020) hoặc tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ được giao hoàn thành trong năm 2019 nhưng không hoàn thành đúng hạn vì nhiều lý do.

Về gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thống kê cho thấy, kể từ ngày khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia được khai trương vào tháng 3/2019 cho đến ngày 25/2/2020, đã có hơn 1,3 triệu văn bản điện tử gửi, nhận.

Cũng theo thường trực Tổ công tác, số lượng văn bản điện tử có ký số và tỷ lệ số lượng văn bản điện tử có ký số trên tổng số văn bản điện tử được gửi, nhận tại một số Bộ, cơ quan rất cao, tiêu biểu như các Bộ: Công Thương, Tài chính, Y tế, KH&ĐT, TT&TT và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, có cơ quan có số lượng và tỷ lệ văn bản điện tử có ký số cao khi gửi, nhận với bên ngoài; nhưng việc gửi, nhận trong nội bộ lại rất thấp, như tại Bộ KH&ĐT.

Đặc biệt, tỷ lệ các Vụ, Cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng, nhiều Bộ đã đạt trước thời hạn với tỷ lệ rất cao, đơn cử như Bộ GD&ĐT, Ngân hàng Nhà nước đều đạt 100% và Bộ TT&TT đạt 98,9%.

Trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Danh mục tại các quyết định 846 và 877 của Thủ tướng Chính phủ, ông Ngô Hải Phan cho biết, hầu hết các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục đã được các bộ, ngành triển khai song vẫn còn một số bộ, ngành chưa hoàn thành.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành có các dịch vụ công trực tuyến được Chính phủ lựa chọn tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia đang tích cực phối hợp với Văn phòng Chính phủ để sửa đổi phần mềm, kết nối liên thông. Theo thống kê, sau hơn 2 tháng khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 65.900 tài khoản đăng ký, hơn 17 triệu lượt truy cập, cùng hơn 1.925.000 hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng, trong đó có 11.000 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng Dịch vụ công quốc gia được xử lý thành công.

Công tác xây dựng, rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh cũng được các Bộ, cơ quan tham gia mạnh mẽ. Trong đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, lộ trình và cách làm đang được Bộ hoàn thiện; chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo và đã có những phản hồi tích cực trong nhân dân. Tỷ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 95,8%...

“Không để nhiệm vụ nào không được thực hiện!”

Tuy nhiên, tổng hợp báo cáo từ các Bộ, cơ quan, Thường trực Tổ công tác cũng điểm ra những khó khăn như: thiếu các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thiếu các quy định cụ thể về văn thư, lưu trữ điện tử, chứng từ điện tử trong giao dich hành chính, thanh toán; một số bộ, ngành vẫn gửi song song bản điện tử và bản giấy gây khó khăn cho việc tiếp nhận tại Văn thư; hay danh sách mã định danh trên Trục liên thông văn bản quốc gia liên tục cập nhật dẫn đến khó trong việc cập nhật danh sách vào hệ thống phần mềm quản lý văn bản điện tử của Bộ...

Qua nghe ý kiến trao đổi về kết quả cũng như những vướng mắc của các Bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định, các ý kiến cho thấy các bộ, ngành đã thực sự triển khai bởi có làm mới thấy được những điểm vướng, khó, chưa hoàn thiện.

Bộ trưởng đề nghị, các Bộ, cơ quan thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã được ghi trong Nghị quyết 17, nhất là những nhiệm vụ liên quan hoàn thiện thể chế cho Chính phủ điện tử như: kết nối chia sẻ dữ liệu, định danh xác thực điện tử, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử... “Các Bộ, cơ quan có nhiệm vụ trong thời hạn, đề nghị hoàn thành theo đúng thời hạn. Các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, với mục tiêu không để nhiệm vụ nào không thực hiện và không để nhiệm vụ nào quá hạn”, Bộ trưởng yêu cầu.

{keywords}
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ở thời điểm phải phòng lây lan dịch bệnh hiện nay, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, tiếp tục đưa thêm nhiều dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nhấn mạnh việc thực hiện Quyết định 28 về gửi nhận văn bản điện tử thể hiện quyết tâm cải cách của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ rõ, nếu làm tốt việc này chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và quan trọng nhất là giúp minh bạch, nhanh chóng, không còn tình trạng phải đợi lấy giấy tờ. Vì vậy, quyết tâm đến tháng 6/2020 thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp.

Liên quan đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Bộ trưởng cho rằng ở thời điểm phải phòng lây lan dịch bệnh hiện nay, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục đưa thêm nhiều dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia. “Tinh thần là dự kiến ngày 12/3/2020 sẽ công bố đánh giá kết quả cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong 3 tháng, đồng thời công bố những dịch vụ công sẽ tiếp tục được tích hợp trên Cổng”, Bộ trưởng thông tin thêm.

Vân Anh

Facebook vừa hủy hội nghị nhà phát triển vì Covid-19

Facebook vừa tuyên bố hủy bỏ hội nghị nhà phát triển F8 thường niên do lo ngại nguy cơ sức khỏe của người tham dự trước nạn dịch Covid-19.

Hội nghị F8 dự kiến diễn ra tại San Jose, California, Mỹ từ 5-6/5. Tuyên bố được Facebook đưa ra sáng hôm qua (27/2).

Konstantinos Papamiltiadis, giám đốc quan hệ đối tác nền tảng Facebook, cho biết đây là quyết định khó khăn bởi F8 là sự kiện vô cùng quan trọng của hãng này. Tuy nhiên, Facebook không có cách nào khác ngoài việc hủy bỏ sự kiện.

{keywords}
Facebook vừa hủy hội nghị nhà phát triển vì Covid-19

Năm 2019, khoảng 5.000 đại biểu đã tham dự hội nghị F8, tăng mạnh so với số lượng hơn 1.000 người trong những năm trước. Thay cho hội nghị năm nay sẽ là loạt sự kiện gặp gỡ sinh viên và nhà phát triển khu vực, Facebook cho biết.

Có vẻ Facebook đang rất thận trọng trong bối cảnh dịch cúm Covid-19 diễn biến phức tạp. Hãng này từng hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh marketing ở Silicon Valley dự kiến diễn ra trong tháng 3, đồng thời hủy cả hội nghị các nhà phát triển toàn cầu Global Developers Conference và PAX East.

Facebook là một trong nhiều công ty công nghệ lớn chịu ảnh hưởng từ Covid-19. Microsoft và Apple chắc chắn sẽ thiệt hại do khâu sản xuất và giao hàng chậm chễ vì Covid-19.

Tệ hơn, Covid-19 có thể ảnh hưởng tới cả các hội nghị năm tới. Giới chuyên gia tin rằng phải mất 12-18 tháng nữa mới có vaccine.

Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)

Apple, Facebook, Amazon, Microsoft và Google mất hơn 230 tỷ USD vì Covid-19

Apple, Facebook, Amazon, Microsoft và Google mất hơn 230 tỷ USD vì Covid-19

Cổ phiếu của các "gã khổng lồ" công nghệ bao gồm Apple, Facebook, Amazon, Microsoft và Google đã bị ảnh hưởng sau khi gia tăng các ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu.

Thursday, February 27, 2020

EU có thể sẽ bắt Apple dùng pin rời cho iPhone

Đã có thời mọi điện thoại đều dùng pin rời nhưng iPhone đã thay đổi tất cả. Cũng từ iPhone, nhiều thương hiệu điện thoại khác bắt chước theo.

Trong năm nay, tất cả smartphone cao cấp đều dùng pin liền (không tháo được). Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ thay đổi. Lần đầu tiên trong lịch sử, Apple có thể bị buộc sử dụng pin rời cho iPhone.

Theo tài liệu rò rỉ được tờ Het Financieele Dagblad của Hà Lan công bố, Ủy ban châu Âu (EU) cho thấy tổ chức này đang theo đuổi nỗ lực yêu cầu các hãng sản xuất điện thoại sử dụng pin rời.

Cũng cần chú ý rằng tài liệu này chưa được công bố nên chưa có gì đảm bảo EU sẽ ra luật. Tuy nhiên, nó cho thấy quan điểm rõ ràng từ phía EU. Có tin đồn, dự luật mới sẽ xuất hiện giữa tháng tới.

{keywords}
EU có thể sẽ bắt Apple dùng pin rời cho iPhone

Hiệu suất pin giảm dần là một trong những lý do người dùng muốn thay điện thoại. Mặc dù nhà sản xuất không quá theo đuổi xu hướng càng mỏng càng tốt và bắt đầu dùng pin lớn hơn, tuy nhiên theo thời gian công suất pin giảm dần.

Xét trên mọi khía cạnh, người dùng hoàn toàn có quyền thay pin mới để kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Họ được quyền tự quyết khi nào mua pin mới thay vào, thay vì phải phụ thuộc như hiện nay.

Dự thảo mới của EU được cho nối tiếp động thái chuẩn hóa cổng sạc trên thiết bị di động sang USB-C gần đây của tổ chức này. Nó sẽ giúp tiết kiệm gần 51.000 tấn rác điện tử mỗi năm.

Không ngạc nhiên khi Apple đứng ra phản đối, nói rằng điều đó sẽ cản trở đổi mới và rằng việc loại bỏ các thiết bị dùng cổng Lightning thậm chí còn tạo ra nhiều rác điện tử hơn.

Apple chắc chắn sẽ bác bỏ luận điểm chuyển sang pin rời. Một trong những lý do đưa ra là pin liền cho phép làm ra điện thoại mỏng hơn, ngăn không cho người dùng tác động vào pin có thể dẫn tới hỏng hóc.

Nguyễn Minh (theo TNW)

Chiếc smartphone nào bán chạy nhất thế giới năm 2019?

Chiếc smartphone nào bán chạy nhất thế giới năm 2019?

iPhone XR được báo cáo có doanh số cao hơn 9 triệu chiếc so với mẫu iPhone bán chạy nhất tiếp theo của Apple là iPhone 11.

Mở hộp siêu phẩm Galaxy S20 Ultra: Camera siêu zoom 100X

 Galaxy S20 Ultra có giá khoảng 30 triệu đồng tại thị trường Việt Nam. Đây là một trong những mẫu điện thoại cao cấp nhất của Samsung ở thời điểm hiện tại. 

{keywords}
So với các mẫu máy thuộc dòng Galaxy S trước đây, phần vỏ hộp của Galaxy S20 Ultra có thiết kế tối giản. Ngoài tên gọi của máy, không có thông tin nào được in trên phần vỏ hộp. Các thông số cấu hình chỉ được thể hiện thông qua phần tem dán bên ngoài. 
{keywords}
Các phụ kiện đi kèm với Galaxy S20 Ultra bao gồm củ sạc, cáp sạc và tai nghe AKG (loại có dây). Nhà sản xuất cũng đã dán sẵn tấm bảo vệ màn hình cho máy. 
{keywords}
Cảm giác đầu tiên khi cầm Galaxy S20 Ultra là máy khá nặng và có kích cỡ khá lớn. Thiết bị này sở hữu màn hình Dynamic AMOLED có kích thước 6.9 inch, độ phân giải 1.440 x 3.200 pixels. Màn hình được bảo vệ bằng lớp kính Corning Gorilla Glass 6. 
{keywords}
Với kích cỡ này, S20 Ultra khá cồng kềnh và không phù hợp với phái nữ. Thậm chí, máy cũng khá to và nặng ngay cả với một người đàn ông. Lý do của điều này là bởi S20 Ultra được trang bị viên pin khủng với dung lượng 5.000 mAh. Thiết bị này cũng được hỗ trợ khả năng sạc nhanh 45W.
{keywords}
Galaxy S20 Ultra chạy trên nền tảng HĐH Android 10 với giao diện One UI 2. Máy được trang bị cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình. 
{keywords}
Về mặt cấu hình, Galaxy S20 phiên bản mở bán tại Việt Nam sử dụng chip Exynos 990. Máy có 12GB RAM và 128GB bộ nhớ trong.
{keywords}
Điểm nổi bật nhất của Galaxy S20 Ultra nằm ở tính năng camera. Máy có 4 camera gồm camera góc rộng 108MP, camera tele 48MP, camera góc siêu rộng 12MP và cảm biến độ sâu trường ảnh 0.3 MP.
{keywords}
Tính năng đáng chú ý nhất trên Galaxy S20 Ultra là khả năng zoom xa lên tới 100x. Khả năng chụp siêu xa đem tới cho người dùng mẫu điện thoại này những góc ảnh bất ngờ. 


Video test khả năng zoom 100x của Galaxy S20 Ultra.

{keywords}
Galaxy S20 Ultra có giá khoảng 30 triệu đồng tại thị trường Việt Nam. Đây là một trong những mẫu điện thoại cao cấp nhất của Samsung ở thời điểm hiện tại.

Trọng Đạt

Huawei nói rằng Mỹ không sử dụng công nghệ 5G của mình sẽ là một thách thức

Đầu tháng này, Nhà Trắng tuyên bố hiện đang hợp tác với các công ty công nghệ 5G bao gồm Microsoft, Dell và AT&T để phát triển một sản phẩm thay thế cho các sản phẩm 5G của Huawei.

Động thái này được đưa ra sau khi Mỹ cấm gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cung cấp cơ sở hạ tầng 5G cho mạng viễn thông Mỹ, do các lo ngại về các tiềm ẩn rủi ro trong bảo mật mạng 5G.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Paul Scanlan, Giám đốc công nghệ của Huawei, giải thích rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật và việc thực hiện 5G đã mất khoảng 10 năm. Khi được hỏi liệu Mỹ có thể tạo ra một sự thay thế mới cho Huawei một cách nhanh chóng hay không, Scanlan đã trả lời: “Đây sẽ là một thách thức”.

{keywords}
Huawei nói rằng Mỹ không sử dụng công nghệ 5G của mình sẽ là một thách thức

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Paul Scanlan nói: “Vì vậy, Mỹ sẽ làm những gì Mỹ làm ... đó là một cuộc chơi rất rất dài và nhiều vấn đề phức tạp, và Huawei đang quan tâm và nhìn vào những gì mình đang có”.

Rủi ro an ninh quốc gia

Mỹ vẫn đang xem Huawei là một rủi ro an ninh quốc gia và cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị của họ để làm gián điệp. Vì vậy, mục tiêu của Mỹ là có mạng 5G thay thế chứ không phải là phát triển phần cứng cho cơ sở hạ tầng 5G.

Vì vậy, các công ty làm việc với chính phủ Mỹ đang thay vì phát triển một tiêu chuẩn kỹ thuật chung thì các nhà phát triển phần mềm sẽ tạo ra một phần mềm cho phép mạng 5G sử dụng bất kỳ phần cứng nào để chạy các mã phần mềm cần thiết cho công nghệ 5G. Phần mềm và khả năng đám mây này hiện đang được phát triển sẽ thay thế rất nhiều thiết bị 5G được cung cấp bởi Huawei.

Kiến trúc nguồn mở 5G

Nói về các nhóm xây dựng kiến trúc nguồn mở này cho 5G, Pauld Scanlan cho biết: “Họ không có nhóm xây dựng kiến trúc nguồn mở chung cũng như các tiêu chuẩn ... bạn biết có rất nhiều điều phức tạp trong đó. Điều đó không có nghĩa là điều đó không thể xảy ra và nó sẽ không xảy ra nhưng một điều quan trọng có lẽ là Mỹ đã đầu tư vào lĩnh vực công nghệ này”.

Lựa chọn thay thế Huawei

Khi bình luận về ý kiến đề xuất của Tổng chưởng lý William Barr về việc Mỹ nắm giữ cổ phần kiểm soát của các công ty như Nokia và Ericsson để làm giảm sự thống trị của Huawei trong công nghệ 5G, Paul Scanlan nói: “Tôi không biết đó là điều tốt hay xấu nếu nó xảy ra ngay cả trong thực tế”.

Trong khi đó, ở Anh, nơi có quy định giới hạn tối đa 35% thiết bị được cung cấp bởiHuawei trong triển khai mạng 5G, Tobias Ellwood, Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn Quốc phòng của Hạ viện, cho biết Five Eyes một liên minh tình báo giữa Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mỹnên phát triển một công ty của riêng mình.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Công nghệ quốc phòng toàn cầu (Global Defense Technology), ông Tobias Ellwood nói: “Điều mà tôi nghĩ rằng chúng ta cần nhận ra là nếu chúng ta tạm thời cho phép Huawei, chúng ta cần nhanh chóng tạo ra một giải pháp thay thế, điều mà hiện nay không tồn tại. Vì vậy, khi bạn nhìn vào Cisco, Ericsson, Nokia, bạn cần kết hợp các công ty này với một số nguồn tài trợ quốc tế để tạo ra khả năng 5G của riêng chúng ta”.

Phan Văn Hòa (theo 5gradar)

Mỹ sẽ ngăn chặn các công ty nước ngoài cung cấp chipset cho Huawei

Mỹ sẽ ngăn chặn các công ty nước ngoài cung cấp chipset cho Huawei

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donal Trump đang xem xét thay đổi các quy định của mình để cho phép họ chặn các lô hàng chipset mà các công ty Đài Loan như TSMC cung cấp cho Huawei.

Hoàn thành quy hoạch báo chí 19 tổ chức hội Trung ương

Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xong việc chuyển đổi mô hình, sắp xếp các cơ quan báo chí đối với 19 tổ chức hội.

Năm 2019, 24 tổ chức hội Trung ương phải chuyển đổi mô hình, sắp xếp cơ quan báo, tạp chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019; theo đó, mỗi tổ chức hội có 1 tạp chí.

Triển khai thực hiện quy hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo quy hoạch.

Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã có văn bản đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan chủ quản báo chí thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ quy hoạch báo chí.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, về cơ bản, các tổ chức hội đã thực hiện triển khai quy hoạch báo chí.


{keywords}

Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xong việc chuyển đổi mô hình, sắp xếp các cơ quan báo chí đối với 19 tổ chức hội, gồm:

- Báo điện tử Tri thức trẻ thành chuyên trang của Báo điện tử Tổ quốc: Hoạt động từ 01/02/2020.

- Cấp phép cho 18 tạp chí của 18 tổ chức hội, giấy phép có hiệu lực từ ngày 01/4/2020: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), tạp chí Người cao tuổi (Hội Người cao tuổi Việt Nam), tạp chí Bóng đá (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam), tạp chí Thời đại (Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam), tạp chí Chất lượng và cuộc sống (Hội Khoa học và Kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam), tạp chí Thương hiệu và Công luận (Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam), tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị (Hội Marketing Việt Nam), tạp chí Kinh tế và Đồ uống (Hiệp hội Chè Việt Nam), tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Hội Xuất bản Việt Nam), tạp chí điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam), tạp chí Kinh tế nông thôn (Hội Làm vườn Việt Nam), tạp chí Một thế giới (Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam), tạp chí Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam), tạp chí Năng lượng mới (Hội Dầu khí Việt Nam), tạp chí Sức khỏe cộng đồng (Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam), tạp chí Làng nghề Việt Nam (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam), tạp chí Mê Kông - ASEAN (Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN).

Còn 5 báo thuộc 5 tổ chức hội (2 báo đang tạm dừng xuất bản để triển khai thực hiện quy hoạch, 1 báo chuyển đổi cơ quan chủ quản, 2 báo đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai theo quy định.

Cách biến smartphone cũ thành thiết bị giám sát thú cưng hoặc theo dõi em bé

Bạn có một chiếc smartphone cũ còn hoạt động nhưng không thể đáp ứng các nhu cầu sử dụng hàng ngày. Bạn có thể tận dụng làm thiết bị giám sát vật nuôi hoặc theo dõi em bé.

Để thực hiện, bạn cần một dịch vụ trung gian hỗ trợ truyền hình ảnh và âm thanh trực tiếp qua Internet. ChewCam là một dịch vụ như thế. Dịch vụ web này có khả năng lấy hình ảnh và âm thanh từ camera của điện thoại cũ, sau đó truyền trực tiếp qua thiết bị khác thông qua Wi-Fi, 3G hoặc 4G. Đối tượng ChewCam hướng đến là những người nuôi thú cưng. Tuy vậy, phụ huynh có thể sử dụng nó để theo dõi trẻ em vì nó cũng có khả năng truyền âm thanh.

{keywords}
Cách biến smartphone cũ thành thiết bị giám sát thú cưng hoặc theo dõi em bé

Với mỗi tài khoản miễn phí, ChewCam chỉ cho phép bạn liên kết với một điện thoại duy nhất để làm camera giám sát. Nếu bạn muốn liên kết với nhiều thiết bị hơn, bạn cần đăng ký gói thuê bao trả phí trị giá 5 USD/tháng.

Lưu ý: Hiện tại ChewCam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển thử nghiệm beta. Do vậy, bạn có thể gặp một số lỗi trong quá trình sử dụng.

Biến điện thoại cũ thành camera giám sát

Đầu tiên, bạn truy cập vào trang web ChewCam. Sau đó, bạn bấm nút hình ba thanh ngang, chọn register và tạo cho mình một tài khoản miễn phí.

{keywords}

Tiếp theo, bạn bấm nút Add camera và bấm nút Allow để cấp quyền truy cập vào camera và micro của điện thoại cho ChewCam.

Sau đó ở màn hình hiện ra, bạn đặt tên cho camera ở phần Camera Name, chọn nguồn hình ảnh tại dòng Video, nguồn âm thanh tại dòng Audio, và bấm nút Set Devices.

{keywords}

Xem hình ảnh trực tiếp từ camera trên điện thoại cũ trên thiết bị khác

Sau khi biến điện thoại cũ thành camera giám sát, bạn có thể xem hình ảnh trực tiếp từ camera này trên thiết bị bất kỳ có kết nối Internet như điện thoại, máy tính, máy tính bảng...

Truy cập vào trang web ChewCam trên thiết bị bạn muốn xem nội dung camera, bấm nút hình ba thanh ngang, sau đó chọn login và đăng nhập vào tài khoản bạn vừa tạo ở trên.

{keywords}

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy ngay danh sách các camera giám sát mình đã liên kết với tài khoản.

Bấm lên tên camera bạn mốn xem và bạn sẽ thấy hình ảnh và âm thanh truyền trực tiếp từ camera trên điện thoại cũ.

{keywords}

Thử nghiệm cho thấy tốc độ truyền hình ảnh và âm thanh của ChewCam khá nhanh, chuyển động giữa thiết bị nguồn và thiết bị đích gần như giống nhau.

Ca Tiếu (theo Addictive Tips)

Cách điều khiển máy ảnh iPhone từ xa bằng Apple Watch

Cách điều khiển máy ảnh iPhone từ xa bằng Apple Watch

Bạn có thể sử dụng Apple Watch để điều khiển camera trên iPhone, điều này hữu ích khi bạn muốn chụp ảnh selfie nhóm hoặc tự mình quay vlog, live stream...

Chiếc điện thoại giành giải "smartphone tốt nhất" không phải iPhone hay Galaxy S

Hiệp hội Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA) vừa công bố danh sách những người thắng giải GLOMO 2020, xướng tên chiếc smartphone tốt nhất năm 2019.

Theo đó, OnePlus 7T Pro là chiếc điện thoại giành giải smartphone tốt nhất năm 2019. Đây là lần đầu tiên OnePlus giành được giải thưởng này.

Ba ứng viên còn lại bao gồm iPhone 11 Pro, Huawei P30 Pro và Samsung Galaxy Fold.

{keywords}
Giải GLOMO 2020

Theo GSMA, OnePlus 7T Pro là chiếc smartphone không có đối thủ từ góc độ công nghệ, với tốc độ vi xử lý hàng đầu, thời gian sạc nhanh và phần mềm tuyệt vời. Nó là sản phầm toàn diện với mức giá dễ chịu và công ty nên được ghi nhận về cả chiến lược tiếp thị thành công ấn tượng.

{keywords}

OnePlus 7T Pro được trang bị màn hình có tốc độ làm mới 90Hz được cho là người dùng không thể rời bỏ nếu đã sử dụng nó. Máy sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 855 Plus mạnh mẽ, kết hợp với bộ nhớ RAM lên tới 12GB, dung lượng lưu trữ 256 GB.

{keywords}
OnePlus 7T Pro

Ngoài ra, OnePlus 7T Pro còn có loa kép hỗ trợ Dolby Atmos, motor rung Haptic mang đến trải nghiệm video game tuyệt vời. Về khả năng chụp ảnh, OnePlus 7T Pro có camera 3 ống kính mặt sau với cảm biến chính Sony IMX586, khẩu độ f/1.6. Các ống kính còn lại là tele và ống kính góc cực rộng.

Báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu Counterpoint cho thấy năm 2019, OnePlus đã giành vị trí dẫn đầu tại thị trường smartphone cao cấp Ấn Độ. Cứ 3 smartphone cao cấp được bán tại Ấn Độ thì có một chiếc là của OnePlus.

Hải Phong (theo Gizchina)

Chiếc smartphone nào bán chạy nhất thế giới năm 2019?

Chiếc smartphone nào bán chạy nhất thế giới năm 2019?

iPhone XR được báo cáo có doanh số cao hơn 9 triệu chiếc so với mẫu iPhone bán chạy nhất tiếp theo của Apple là iPhone 11.