Tuesday, April 5, 2022

NFT chủ tịch Tân Hoàng Minh được rao bán với giá hơn 1 tỷ đồng

Xuất hiện nhiều NFT với hình ảnh ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh. Những NFT này được rao bán với giá cả trăm triệu, thậm chí lên tới 1 tỷ đồng. 

Việc lấy hình ảnh người nổi tiếng “đúc” thành NFT rồi rao bán đang trở thành một trào lưu trong giới Blockchain. Không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, NFT về các vị tỷ phú người Việt nổi tiếng khác cũng đang được rao bán công khai.

Mới đây nhất, xuất hiện khá nhiều NFT sử dụng hình ảnh của ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh. Chỉ tính riêng trên Opensea - sàn giao dịch NFT lớn nhất thế giới, đã có tổng cộng 10 NFT liên quan đến ông Đỗ Anh Dũng được rao bán. 

{keywords}
NFT chủ tịch Tân Hoàng Minh. Ảnh: Trọng Đạt

Các NFT này được rao bán với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó, rẻ nhất là NFT có tên “Mrs. Do Anh Dung - Tan Hoang Minh Group's President” của tài khoản 3A3F89 với giá 5 Ethereum, tương đương khoảng 400 triệu đồng. 

Ghi nhận của VietNamNet cho thấy, NFT đắt giá nhất liên quan đến Chủ tịch Tân Hoàng Minh hiện được rao bán với giá 13 Ethereum. Với mỗi Ethereum có giá trị khoảng 3.500 USD, để sở hữu NFT này, người mua sẽ phải bỏ ra số tiền hơn 1 tỷ đồng. 

{keywords}
NFT đắt giá nhất về ông Đỗ Anh Dũng được rao bán với giá hơn 1 tỷ đồng.

Doanh nhân Đỗ Anh Dũng được mệnh danh là ông trùm bất động sản tại Việt Nam. Tên tuổi của vị doanh nhân này được biết đến kể từ khi thành lập Tập đoàn Tân Hoàng Minh và tham gia vào thị trường bất động sản cao cấp.

Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây cũng là lý do khiến lượng người quan tâm tới các NFT mang tên ông Đỗ Anh Dũng nhiều lên trông thấy. 

Trọng Đạt

Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt

Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt

Không chỉ NFT về ông Trịnh Văn Quyết, nhiều NFT liên quan đến các tỷ phú người Việt khác cũng đang được rao bán công khai.   

iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới

Nhiều thông tin thú vị về sơ đồ thiết kế và thông số camera iPhone 14 Pro Max vừa được tiết lộ.

Theo tài khoản chuyên rò rỉ tin tức ShrimpApplePro, iPhone 14 Pro Max dự kiến thay thế thiết kế tai thỏ (notch) bằng phần cắt hình viên thuốc kết hợp đục lỗ tròn. Cụ thể, phần viên thuốc sẽ có chiều rộng 7,15mm và phần lỗ tròn sẽ có đường kính 5,59mm. Kích thước này nhỏ hơn nhiều so với notch có chiều rộng 26,83mm trên iPhone 13 Pro Max.

{keywords}
Rò rỉ thông số camera và thiết kế iPhone 14 Pro Max

Thêm vào đó, iPhone 14 Pro Max được cho là sẽ có viền 1,95mm nhỏ hơn iPhone 13 Pro Max (2,42mm), làm tăng tỷ lệ màn hình so với thân máy.

iPhone 14 Pro Max dự kiến ​​cao 160,71mm, rộng 78,53mm (với nút bấm bên) và dày 12,16mm (bao gồm cả phần camera). Cụm camera sau được cho là dày hơn, từ 3,60mm lên 4,18mm, có thể do cảm biến chính 48MP mới sẽ thay thế cho camera 12MP.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo trước đó cũng dự đoán rằng camera thiết bị sẽ lớn hơn từ 25 đến 35% và chiều cao của ống kính 7P sẽ tăng từ 5 đến 10%.

Theo rò rỉ mới đây từ tài khoản Fishing 8, camera của iPhone 14 Pro Max sẽ nâng cấp từ cảm biến 12MP lên 48MP với kích thước 1/1.3 inch và pixel 1.22µm. Apple có thể sẽ sử dụng công nghệ ghép pixel (pixel binning) để giúp các bức ảnh có độ sáng cao hơn khi chụp đêm và giảm nhiễu so với ảnh có độ phân giải đầy đủ.

iPhone 14 Pro Max dự kiến ​​sẽ ra mắt vào tháng 9, vẫn giữ nguyên kích thước màn hình 6.7 inch trang bị chip siêu mạnh A16 Pro 4nm mới.

Hương Dung (Theo Phone Arena)

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Apple đang thử nghiệm thiết bị có thể gập lại có màn hình 9 inch. Nhưng iPhone màn hình gập thì phải chờ đến năm 2025.

Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt

Không chỉ NFT về ông Trịnh Văn Quyết, nhiều NFT liên quan đến các tỷ phú người Việt khác cũng đang được rao bán công khai. 

Như VietNamNet đã đưa tin, hồi tuần trước, dân mạng Việt từng xôn xao trước thông tin NFT hình tỷ phú Trịnh Văn Quyết được rao bán với giá gần 400 triệu đồng. Tổng số NFT liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết hiện đã lên đến con số gần 100 và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.

Nữ đại gia Nguyễn Phương Hằng - hiện tượng mạng đang hot chỉ xếp sau ông Quyết về số lượng NFT có liên quan. Cụ thể, có tổng cộng 23 NFT liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng đang được rao bán. 

Các NFT về bà Hằng có giá bán khá đa dạng, từ 0.01 Ethereum (800.000 đồng) cho đến 10 Ethereum (800 triệu đồng). Thậm chí, status của bà Nguyễn Phương Hằng cũng được biến thành NFT để cho vào bộ sưu tập.

Trào lưu lấy hình ảnh người nổi tiếng “đúc” thành NFT rồi rao bán chưa dừng lại ở đây. Không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, NFT về các vị tỷ phú người Việt nổi tiếng khác cũng đang được rao bán công khai. 

{keywords}
Ngoài các NFT được đặt tên theo tỷ phú Trịnh Văn Quyết, cũng có rất nhiều NFT được đặt tên theo nữ đại gia Nguyễn Phương Hằng. 

Theo ghi nhận của VietNamNet, hiện có nhiều NFT liên quan đến các tỷ phú Việt đang được rao bán trên Opensea. Các NFT này nằm chung trong bộ sưu tập NFT có tên “Bitcoin Trillionaire Club (BTC) - It's Inevitable!” của tài khoản aka097.

Trong những nhân vật có hình ảnh được “đúc” thành NFT, có sự hiện diện của tỷ phú Trần Đình Long (Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank), ông Trần Bá Dương (Chủ tịch tập đoàn Trường Hải).

Ngoài ra, có cả NFT được đặt theo tên của bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng Giám đốc Vietjet Air) và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan). 

Khác với giá bán trên trời của các NFT liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, chủ tài khoản aka097 áp dụng mức giá chung cho các NFT do mình tạo ra là 0.01 Ethereum, tương đương chỉ 800.000 đồng.

{keywords}
Nở rộ các NFT sử dụng hình ảnh và được đặt theo tên tỷ phú Việt.

Thực tế, phần lớn các NFT này đều chỉ mới được rao bán và hiện chưa có người mua. Tuy nhiên, đây là trào lưu mới phản ánh niềm tin của người sở hữu NFT, đó là đến một thời điểm trong tương lai, sẽ có người mua lại NFT do họ tạo ra nhằm đầu cơ hoặc với mục đích sưu tập. 

Trên thế giới, có không ít người đã đổi đời nhờ trào lưu NFT. Gần đây nhất là Ghozali, một chàng trai 22 tuổi, sống tại Central Java (Indonesia).

Trong 5 năm liền, Ghozali chỉ làm một việc đơn giản là chụp những bức ảnh selfie, đúc thành NFT rồi đặt trong bộ sưu tập Ghozali Everyday trên sàn giao dịch Opensea.

{keywords}
Hơn 900 bức ảnh selfie được thực hiện trong 5 năm liền đã giúp kiếm về cho Ghozalo 1,4 triệu USD.

Những bức ảnh này chụp lại khoảnh khắc mỗi ngày của Ghozali, hoàn toàn không có biểu cảm gì đặc biệt, cũng không có bất cứ điểm hấp dẫn hay tính nghệ thuật. Thế nhưng đến một ngày đẹp trời, cùng với cơn sốt NFT, nhiều người đã đổ xô mua các NFT trong bộ sưu tập của Ghozali và đẩy giá bán của chúng lên cao vút. 

Theo thống kê của Opensea, tổng giá trị giao dịch các NFT trong bộ sưu tập Ghozali Everyday của chàng trai Indonesia đã lên tới 398 Ethereum, tương đương 1,4 triệu USD. Những câu chuyện như của Ghozali sau đó đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ ham mê theo đuổi các trào lưu mới nổi.

Trọng Đạt

NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng

NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng

Từng được rao bán với giá vài trăm triệu, các NFT Trịnh Văn Quyết giờ đây xuất hiện ngày một nhiều hơn nhưng chẳng có mấy ai mua. Nếu phát sinh giao dịch, mức giá cũng rất thấp.

Monday, April 4, 2022

Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

Trong khi chính phủ Ukraine và các tổ chức khác quyên góp tiền điện tử để giúp đất nước phân phối các nguồn lực khẩn cấp, Nga sử dụng tiền số để ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Cả hai nền kinh tế Nga và Ukraine đã nhanh chóng chấp nhận tiền kỹ thuật số để đạt được những lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới được chứng kiến sức mạnh của công nghệ chuỗi khối (blockchain) ở quy mô lớn, cũng như sự nỗ lực gây quỹ cộng đồng để hỗ trợ quốc phòng.

{keywords}
Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

Nhưng liệu tiền điện tử có là một “viên đạn bạc” giải quyết dễ dàng và nhanh chóng những vấn đề nảy sinh trong bối cảnh giao tranh?

Nga có thể sử dụng tiền số để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt?

Trước một loạt các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Nga đã bị xóa khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu SWIFT, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ ba như PayPal, Visa và ApplePay cũng đã cắt đứt quan hệ với nước này, buộc người dân Nga phải tìm kiếm các giải pháp tài chính thay thế.

Trước tình hình căng thẳng, việc hợp pháp hóa tiền điện tử nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Tom Robinson, nhà khoa học và đồng sáng lập của công ty phân tích tiền điện tử Elliptic cho biết: “Do không có bộ điều khiển trung tâm nào áp đặt đạo đức lên người dùng, tiền điện tử có thể được sử dụng để huy động quyên góp từ cộng đồng cho quân đội Ukraine hoặc giúp Nga ứng phó với các lệnh trừng phạt. Không ai có thể thực sự ngăn cản tiền số được sử dụng theo cả hai cách trên”.

Tuy nhiên, Changpeng Zhao - người sáng lập sàn giao dịch Binance cho rằng không ai có thể sử dụng blockchain để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt vì tất cả các giao dịch đều được ghi lại trong sổ cái phân tán công khai.

Mối lo ngại về đạo đức

Do Bitcoin và các loại tiền điện tử khác có thể được gửi và nhận một cách ẩn danh, nó được sử dụng để gây quỹ để khắc phục những điều mà các nền tảng gây quỹ truyền thống không cho phép.

Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: sử dụng tiền điện tử để gây quỹ cho chiến tranh liên quan đến các vấn đề đạo đức như thế nào?

Hiện tại, câu trả lời phụ thuộc vào việc ai đang nắm giữ số tiền và kế hoạch giải ngân ra sao. Chính phủ Ukraine và các tổ chức phi chính phủ như Come Back Alive đã thông báo rõ ràng rằng các quỹ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Ukraine ủng hộ cho nhiều mục đích, bao gồm trang bị thiết bị quân sự, vật tư y tế và máy bay không người lái...

Cho đến nay, chính phủ Ukraine đã nhận được hơn 50 triệu USD đóng góp tiền điện tử bằng BTC, ETH, USDT, DOT, TRX, DOGE và một số mã thông báo ERC-20 khác.

Tiền số có thực sự giúp ích cho người dân bình thường?

Hiện tại, một số người dân Ukraine đã rời đất nước và đặt hy vọng vào tiền điện tử, lên kế hoạch chuyển đổi chúng thành tiền pháp định (fiat) ngay khi họ đến nơi an toàn hơn.

Ukraine và Nga đã hạn chế chuyển và rút tiền fiat, do đó, tiền điện tử là một “lối thoát tài chính” cho những người dân bình thường. Mặc dù đây không phải là giải pháp có thể giúp hồi sinh hoàn toàn nền kinh tế đang sụp đổ của cả hai quốc gia, chúng chắc chắn sẽ phần nào giúp đỡ được cho cho hàng nghìn người đã mất nơi ở và tiền tiết kiệm.

Tuy vậy, sử dụng tiền điện tử trong thời kỳ khủng hoảng không phải là một điều dễ dàng vì ngoài cần thiết bị hoạt động và kết nối Internet, người dùng còn cần có kiến ​​thức cơ bản về ví vận hành và chuỗi khối nói chung, phần lớn dân số vẫn chưa được tiếp cận nhiều với điều này.

Với những ràng buộc đó và sự gia tăng của các biện pháp kiểm soát vốn, tiền điện tử chỉ hữu ích với những công dân Ukraine và Nga đã sở hữu nó.

Ukraine đã tích cực quảng bá tiền kỹ thuật số trong vài năm qua và là một trong những quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất thế giới. Theo ước tính, gần 5,5 triệu người Ukraine đã sở hữu tiền điện tử, chiếm hơn 12% dân số quốc gia.

Mặc dù, Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng tiền điện tử mang lại nhiều rủi ro, chính phủ Nga lại có quan điểm ngược lại. Theo ước tính rằng gần 12% dân số Nga, tương đương 17,3 triệu người sở hữu tiền điện tử.

Trong khi các sàn giao dịch tập trung như Binance và Coinbase đã cố gắng giữ cho các kênh tiền điện tử mở cho người Nga, đặc biệt là những công dân bình thường đang tìm kiếm một nguồn tài chính, thì đồng thời những nỗ lực nhằm truy quét các tác nhân độc hại cũng diễn ra gay gắt. Coinbase, đã chặn hơn 25.000 ví của người dùng Nga có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp và đang chủ động giám sát hệ thống của mình để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực né tránh lệnh trừng phạt nào.

Với tất cả những điều trên, có thể thấy rằng, tiền điện tử có thể đang đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh giao tranh, nhưng nó không phải là “viên đạn bạc” để có thể dễ dàng và nhanh chóng giải quyết những tổn thất và hàn gắn mọi vết thương. Nó chỉ giống như một phương án tạm thời khắc phục một phần khó khăn cho nhiều người dân ở cả hai quốc gia.

Hương Dung (Theo Venture Beat)

Phương Tây cấm Nga, Huawei đắc lợi

Phương Tây cấm Nga, Huawei đắc lợi

Các hãng công nghệ nước ngoài lần lượt rời khỏi Nga giữa làn sóng cấm vận từ phương Tây. Đây chính là cơ hội cho một gã khổng lồ của Trung Quốc: Huawei.

Ba điều tỉ phú công nghệ Bill Gates hối tiếc nhất cuộc đời mình

Ở tuổi 66, Bill Gates ước rằng mình đã nhận ra những điều này sớm hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

Bill Gates là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới, tuy nhiên nhà sáng lập Microsoft vẫn tiếc nuối một vài điều khi nhìn lại cuộc đời của mình.

Không sử dụng công nghệ trong công việc từ thiện sớm hơn

Bill Gates dường như đã dành cả cuộc đời của mình để làm các công việc thiện nguyện và sử dụng công nghệ để giúp đỡ người nghèo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông vẫn ước bản thân làm được nhiều hơn thế.

{keywords}
Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình

"Tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách công nghệ có thể giúp những người nghèo nhất trên thế giới cải thiện cuộc sống của họ. Đó là một trọng tâm lớn kể từ trước khi tôi và Melinda (vợ cũ của ông) thành lập quỹ. Nhìn lại cả một quá trình, tôi mới nhận ra rằng đáng lẽ mình có thể đã bắt đầu con đường này sớm hơn”, Bill Gates chia sẻ trong một bài đăng trên blog.

Không học các ngôn ngữ khác

Một điều đáng tiếc khác với nhà sáng lập Microsoft là không học thêm nhiều ngoại ngữ.

"Tôi cảm thấy mình khá ngu ngốc khi không biết ngoại ngữ nào", Bill Gates trong một cuộc trò chuyện trên Reddit vào năm 2015.

"Tôi đã đạt điểm A môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp ở trường trung học. Tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho vốn từ vựng của mình nhưng tôi ước mình biết thêm tiếng Pháp, tiếng Ả Rập hoặc tiếng Trung. Tôi hy vọng mình có thời gian để học một trong những ngôn ngữ này, có lẽ là tiếng Pháp vì nó là thứ dễ nhất. Tôi đã sử dụng ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo một thời gian nhưng vẫn chưa thể theo kịp”.

"Mark Zuckerberg đã học tiếng Trung rất tốt, anh ấy thậm chí còn có thể giao tiếp với các sinh viên Trung Quốc. Điều đó thật tuyệt vời”, Bill Gates chia sẻ.

Thức khuya đọc sách

Mặc dù niềm đam mê sách của Bill Gates là một điều tích cực, nhưng ông đã ước mình không có thói quen thức khuya để đọc sách.

"Tôi đọc rất nhiều vào ban đêm và vấn đề lớn nhất là thức khuya vì vào ngày hôm sau tôi không ngủ được nhiều như mong muốn". 

Hương Dung (Theo Marca)

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Apple đang thử nghiệm thiết bị có thể gập lại có màn hình 9 inch. Nhưng iPhone màn hình gập thì phải chờ đến năm 2025.

Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình

Ở tuổi 66, Bill Gates ước rằng mình đã nhận ra những điều này sớm hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

Bill Gates là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới, tuy nhiên nhà sáng lập Microsoft vẫn tiếc nuối một vài điều khi nhìn lại cuộc đời của mình.

Không sử dụng công nghệ trong công việc từ thiện sớm hơn

Bill Gates dường như đã dành cả cuộc đời của mình để làm các công việc thiện nguyện và sử dụng công nghệ để giúp đỡ người nghèo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông vẫn ước bản thân làm được nhiều hơn thế.

{keywords}
Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình

"Tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách công nghệ có thể giúp những người nghèo nhất trên thế giới cải thiện cuộc sống của họ. Đó là một trọng tâm lớn kể từ trước khi tôi và Melinda (vợ cũ của ông) thành lập quỹ. Nhìn lại cả một quá trình, tôi mới nhận ra rằng đáng lẽ mình có thể đã bắt đầu con đường này sớm hơn”, Bill Gates chia sẻ trong một bài đăng trên blog.

Không học các ngôn ngữ khác

Một điều đáng tiếc khác với nhà sáng lập Microsoft là không học thêm nhiều ngoại ngữ.

"Tôi cảm thấy mình khá ngu ngốc khi không biết ngoại ngữ nào", Bill Gates trong một cuộc trò chuyện trên Reddit vào năm 2015.

"Tôi đã đạt điểm A môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp ở trường trung học. Tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho vốn từ vựng của mình nhưng tôi ước mình biết thêm tiếng Pháp, tiếng Ả Rập hoặc tiếng Trung. Tôi hy vọng mình có thời gian để học một trong những ngôn ngữ này, có lẽ là tiếng Pháp vì nó là thứ dễ nhất. Tôi đã sử dụng ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo một thời gian nhưng vẫn chưa thể theo kịp”.

"Mark Zuckerberg đã học tiếng Trung rất tốt, anh ấy thậm chí còn có thể giao tiếp với các sinh viên Trung Quốc. Điều đó thật tuyệt vời”, Bill Gates chia sẻ.

Thức khuya đọc sách

Mặc dù niềm đam mê sách của Bill Gates là một điều tích cực, nhưng ông đã ước mình không có thói quen thức khuya để đọc sách.

"Tôi đọc rất nhiều vào ban đêm và vấn đề lớn nhất là thức khuya vì vào ngày hôm sau tôi không ngủ được nhiều như mong muốn". 

Hương Dung (Theo Marca)

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập

Apple đang thử nghiệm thiết bị có thể gập lại có màn hình 9 inch. Nhưng iPhone màn hình gập thì phải chờ đến năm 2025.

Phê duyệt kế hoạch thúc đẩy phát triển, sử dụng nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến

Sau khi tổ chức đánh giá các nền tảng số về họp trực tuyến của doanh nghiệp nòng cốt theo bộ tiêu chí đã ban hành, Bộ TT&TT dự kiến trong tháng 6 sẽ công bố các nền tảng đáp ứng yêu cầu.

Bộ TT&TT vừa phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về Họp trực tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (gọi tắt là nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến).

Mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra là phát triển nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến xuất sắc cả về công nghệ, tính năng và trải nghiệm; cung cấp dịch vụ họp trực tuyến cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phục vụ chỉ đạo, xử lý công việc.

Là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia cần ưu tiên phát triển, nền tảng số về họp trực tuyến sẽ được triển khai tại hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp công nghệ nòng cốt nhằm cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

{keywords}
Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia cần ưu tiên phát triển. (Ảnh minh họa)

Tại kế hoạch, Bộ TT&TT đã nêu rõ các yêu cầu đối với nền tảng số về họp trực tuyến. 

Yêu cầu cụ thể là nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến cho cơ quan nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cơ bản và nâng cao về tính năng, chức năng, hiệu năng của Bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tại Quyết định 157 ngày 28/1/2022 của Bộ TT&TT. Đồng thời, đảm bảo yêu cầu về an toàn thông tin theo cấp độ về hạ tầng kỹ thuật, lưu trữ, khai thác thông tin, dữ liệu người dùng theo quy định của Nhà nước để tránh nguy cơ thất thoát, khai thác thông tin trái phép. Hỗ trợ khả năng tích hợp với các nền tảng số khác; Hỗ trợ nhiều phương thức kết nối trong họp trực tuyến giúp tận dụng đầu cuối sẵn có để tối ưu chi phí, dễ sử dụng.

Đối với nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, nền tảng do các doanh nghiệp công nghệ nòng cốt phát triển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về tính năng, chức năng, hiệu năng và an toàn thông tin theo Bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tại Quyết định 157 ngày 28/1/2022 của Bộ TT&TT. Nền tảng triển khai trên hạ tầng kỹ thuật trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây của các doanh nghiệp công nghệ nòng cốt, có năng lực đáp ứng nhu cầu người dùng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Sau khi Bộ TT&TT có văn bản đề nghị các doanh nghiệp áp dụng Bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đánh giá nền tảng họp trực tuyến do doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ, đã có MobiFone, Viettel, NetNam chủ động liên hệ Cục Bưu điện Trung ương để trao đổi về kế hoạch hoàn thiện sản phẩm theo bộ tiêu chí này.

Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Thế Bình, CEO NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình đánh giá việc Bộ TT&TT chủ động đưa ra các hướng dẫn có yếu tố dẫn dắt rất tích cực. Các tiêu chí, chuẩn kỹ thuật sẽ giúp các chủ đầu tư trong việc lựa chọn nền tảng, giải pháp cho mình, cũng như giúp các nhà cung cấp tại Việt Nam có định hướng ưu tiên giải quyết bài toán từ nhu cầu của cơ quan nhà nước.

Trong kế hoạch mới ban hành, Bộ TT&TT cũng xác định Kế hoạch phát triển nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải được triển khai quyết liệt, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bên gồm: Đơn vị đầu mối của Bộ TT&TT (Cục Bưu điện Trung ương); các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam; đơn vị đầu mối CNTT các bộ, ngành; Sở TT&TT và các sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các đơn vị liên quan khác.

Theo lộ trình, trong tháng 4, doanh nghiệp nòng cốt sẽ hoàn thiện, nâng cấp nền tảng họp trực tuyến đáp ứng yêu cầu tính năng, chức năng, hiệu năng, an toàn thông tin và đóng gói nền tảng để đưa vào sử dụng.

Dự kiến, Tổ công tác chuyên gia đánh giá nền tảng Họp trực tuyến thế hệ mới được thành lập trong tháng 5. Sau đó, Tổ công tác sẽ đánh giá các nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới của các doanh nghiệp nòng cốt, trước khi công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến đáp ứng các yêu cầu trong tháng 6.

Vân Anh

Bộ TT&TT ban hành khung tiêu chí xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2022

Bộ TT&TT ban hành khung tiêu chí xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2022

Cùng với việc thành lập Hội đồng đánh giá nền tảng số phục vụ người dân năm 2022, Bộ TT&TT cũng vừa ban hành khung tiêu chí và quy trình xác định các nền tảng số này.